X

Hướng dẫn cách xử lý tại nhà trong trường hợp bé bị chó cắn

Bị chó cắn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đến tính mạng, đối tượng dễ bị tấn công là các bé nhỏ hay vui chơi gần khu vực có chó. Dưới đây là hướng dẫn cách xử lý tại nhà trong trường hợp bé bị chó cắn, bố mẹ cần lưu ý ngay.

Nội dung tóm tắt

1. Cách xử lý khi bé bị chó cắn

Khi phát hiện bé bị chó cắn ngay lập tức trấn an tinh thần bé để bé tránh hoảng loạn, lo lắng.

Cần kiểm tra ngay tình trạng vết thương của bé: vết thương trầy xước da hay có chảy, nhỏ hay to, sâu hay nông, tại vị trí nào trên cơ thể … Sau đó tiến hành sơ cứu ban đầu:

1.1 Đối với trường hợp trẻ em bị chó cắn không chảy máu

Nếu vết thương chỉ là trầy xước nhẹ thì không quá lo lắng, có thể sơ cứu tại nhà và theo dõi thêm.

Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh.

Tiếp theo dùng các loại nước sát khuẩn như cồn 70 độ, dung dịch iod hoặc nước muối loãng để loại bỏ tận gốc mầm bệnh.

Tuyệt đối không dùng các chất kích thích để loại bỏ mầm bệnh như như axit, nước ép, nhựa cây, ớt bột

Sau khi sát khuẩn xong, dùng miếng vải mỏng băng nhẹ lại, tránh băng chặt kín vết thương.

Làm gì khi bé bị chó cắn

Xem thêm: Bị chó cắn kiêng ăn gì?

1.2 Đối với trường hợp em bé bị chó cắn chảy máu

Nhanh chóng lau rửa vết thương và sát trùng lại bằng nước muối loãng, oxy già, cồn … Tiến hành cầm máu cho bé bằng cách đặt 3 miếng gạc Y tế lên vết thương rồi chờ trong vòng 7 phút rồi đặt thêm miếng gạc khác. Bạn nên giữ miếng gạc đó cho đến khi máu ngừng chảy.

Nếu tại nhà có thuốc kháng sinh, thì bôi lên vết cắn ít kháng sinh để ngừa nhiễm trùng. Băng vết thương lại để tránh nhiễm trùng bụi bẩn và đồng thời làm giảm cơn đau ở vết cắn.

Trường hợp vết thương sâu và bị phun nhiều máu, máu bị chảy thành tia thì bạn cần phải dùng dây thun và garô xung quanh vết thương. Rồi nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu ngay. Vết thương bị chó cắn cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ.

Bị chó cắn rất nguy hiểm, nhất là chó dại cắn. Loại virus nguy hiểm này có thể tồn tại ở bất kì loại đồng vật nào, đặc biệt là chó, dù cho chó nhà nuôi hay chó ngoài đường thì sau khi sơ cứu vết thương xong cần nên đến trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm vắcxin phòng bệnh.

Trẻ em bị chó cắn cần làm gì?

Click ngay: Bị chó cắn chích ngừa ở đâu?

2.Tiêm phòng cho trẻ để đảm bảo sự an toàn

Mọi trẻ em cần được tiêm phòng dại càng sớm càng tốt. Tùy vào tình trạng của vết thương và tiền sử tiêm phòng mà bác sỹ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván, đồng thời tiêm huyết thanh kháng dại nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận sinh dục, vết thương sâu và nhiều.

Những trường hợp người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay, phải tiêm vaccin dại và huyết thanh kháng dại:

  • Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại.
  • Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục… dù vết cắn nhẹ.
  • Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu.
  • Không theo dõi được con vật.
  • Tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó đã từng có súc vật bị dại.
Tiêm phòng cho em bé bị chó cắn

3. Những điều cần biết trong cách phòng chống chó dại cắn

Thường xuyên tiêm ngừa phòng dại cho chó, mèo theo định kỳ.

Khi nuôi chó, mèo cũng cần giữ vệ sinh, tắm rửa cho có, có chuồng hoặc xích để nhốt chó lại. Khi đưa chó đi dạo hạn chế để chó chạy nhông, cần đeo rọ mõm cho chó.

Khi bị chó cắn, cần bĩnh tĩnh tuân thủ thực hiện các bước trên. Đặc biệt không dùng các loại thuốc nam, hoặc các thuốc không rõ nguồn gốc, tác dụng đắp lên vết cắn.

Bố mẹ trông con cẩn thận, không để con vui chơi cùng chó mèo, dạy con việc tự bảo vệ bản thân, không tiếp xúc hay chọc phá chó mèo.

Trên đây là một số lưu ý khi bé bị chó cắn. Hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Văn Lâm:
Related Post