X

Làm gì khi bị chó cắn không chảy máu và cách phòng chống bệnh dại

Dù bị chó cắn không chảy máu nhưng không nên chủ quan, cần sơ cứu kịp thời và theo dõi người bệnh nếu có biểu hiện bất thường. Dưới đây là một số lưu ý khi bị chó cắn.

Nội dung tóm tắt

1. Trường hợp bị chó cắn không chảy máu

Nếu bị chó cắn nhưng không chảy máu cần nhanh chóng làm sạch vết thương, rửa sạch vết thương dưới vòi nước, dùng xà phòng để loại bỏ mầm bệnh ở vết thương. Lưu ý cần rửa vết thương nhẹ nhàng nhàng không nên chà xát mạnh.

Tiếp theo, dùng thuốc sát trùng để làm sạch vết chó cắn, có thể sử dụng cồn hay oxy già, để loại bỏ vi khuẩn. Những loại thuốc này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn ở mức nhất định. Chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ tránh bị đau xót. Đồng thời không được băng bó vết thương hoặc dùng thuốc đắp kín vết thương khiến nó lâu khỏi hơn.

Lưu ý khi bị chó cắn không chảy máu tuyệt đối không được nặn máu vì động tác đó sẽ làm dập mô làm cho virus dại xâm nhập nhanh hơn vào cơ thể

Trong trường hợp bị chó cắn dù không chảy máu nhưng có bầm tím mà con vật nghi mắc bệnh dại, về dịch tễ học thì địa phương có lưu hành dịch bệnh, thì nạn nhân cần được tiêm phòng.

Bị chó cắn không chảy máu

Xem thêm: Bị chó cắn kiêng ăn gì?

2. Trường hợp bị chó cắn chảy máu

Lập tức sơ cứu tiến hành rửa vết thương bằng nước sạch, sát khuẩn và tiến hành cầm máu: Đặt 3 miếng gạc Y tế lên vết thương rồi chờ trong vòng 7 – 10 phút rồi đặt thêm miếng gạc khác. Liên tục giữ miếng gạc đó cho đến khi máu ngừng chảy.

Nâng cao vùng bị thương, trong trường hợp bị chó cắn vào vùng chân hay tay cần giơ cao vùng bị thương lên, việc này rất quan trọng. Do khi chó cắn bị chảy máu, cách làm này sẽ hạn chế chảy máu và giúp cầm máu hiệu quả.

Để giúp loại bỏ tận gốc mầm mống bệnh, các mẹ có thể dùng những loại nước sát trùng như oxy già, cồn.

Bị chó cắn chảy máu phải làm sao?

Click ngay: Hướng dẫn cách xử lý tại nhà trong trường hợp bé bị chó cắn

Sau khi đã làm các bước sơ cứu ban đầu, nhanh chóng đưa nạn nhân đến các trung tâm y tế dự phòng, để tiêm phòng dại. Trong thời gian 15 ngày, nếu con chó có biểu hiện ốm, chết, mất tích hãy đến gặp bác sỹ ngay. Nếu sau 10 – 15 ngày, con vật vẫn khỏe mạnh bình thường thì có thể không cần tiêm phòng.

Các biểu hiện sau khi bị chó cắn cần phải đến gặp bác sỹ ngay: đau mỏi người, buồn nôn, đau đầu, vết cắn sâu, mưng mủ, khó cầm máu …

Những đối tượng đặc biệt chú ý khi bị chó cắn là trẻ em, phụ nữ đang thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, cần nhanh chóng đưa người bệnh đi khám chữa và tiêm phòng cẩn thận.

Bị chó cắn không chảy máu nên làm gì?

3. Phòng chống bệnh dại như thế nào?

Hạn chế nuôi chó mèo, nếu nuôi phải tiến hành tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo đúng hướng dẫn quy định của bác sỹ thú y.

Nuôi nhốt chó mèo cẩn thận, tránh thả nhông khu vực đông dân cư, nhiều người qua lại.

Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cần tuân thủ đúng như tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc corticoid và thuốc ức chế miễn dịch. Nhất là đối tượng trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Không tiếp xúc với những con vật bị nghi dại, cũng như không mua bán, hay vận chuyển vật nuôi ra vào vùng dịch.

Cần tiêu hủy ngay chó mèo bị dại.

Trên đây là một số lưu ý khi bị chó cắn không chảy máu và các cách phòng chống bệnh dại. Hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Văn Lâm:
Related Post