Bị ong đốt thì làm gì? Hay bị ong đốt bôi gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải trường hợp này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn biết cách xử lý nếu chẳng may bị ong đốt.
Nội dung tóm tắt
1. Bị ong đốt có nguy hiểm không?
Ong là loài vật thuộc bộ cánh màng, nó có nhiều loại với các tên gọi khác nhau. Ở Việt Nam, có nhiều loại ong có thể đốt người như ong vò vẽ, ong vàng, ong mật, ong bắp cày…Mức độ nọc độc của từng loại ong khác nhau, do đó rất khó để chẩn đoán cơ thể đã bị loại ong nào đốt nếu không dựa trên hình thái của chúng. Nọc độc ong có chứa nhiều hợp chất gây độc, có thể làm co giật, co thắt cơ, tác động mạnh đến tủy sống và gây tăng kích thích.
Bị ong đốt là một việc thường gặp trong cuộc sống, tuy nhiên cần phải có các biện pháp xử lý để nọc độc của ong không gây ra các triệu chứng cho cơ thể người. Thông thường, khi bị ong đốt vết thương sẽ sưng đỏ từ vài ngày đến vài tuần tùy vào từng loại ong.
Bị ong đốt bôi gì? Cách xử trí khi bị ong đốt
➤ Xem thêm: Tìm hiểu thông tin tuyển sinh trường Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM năm 2020
Nếu như bị ong đốt, nọc độc sẽ đi vào cơ thể con người gây ra các phản ứng dị ứng, sốc phản vệ, hoặc có thể làm tắc mao mạch và gây tổn thương đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Khi nọc độc được tích tụ quá nhiều sẽ dẫn tới nguy cơ suy đa tạng và gây nguy hiểm đến tính mạng nạn nhân.
Có nhiều trường hợp bị ong đốt không được xử trí đúng cách dẫn đến tình trạng nhiễm độc nặng và mất rất nhiều thời gian điều trị. Những ngày sau thì người bị ong đốt có thể bị nhiễm độc toàn thân, tiêu cơ vân, rối loạn đông máu, viêm gan, suy thận cấp và nặng nhất là tử vong.
2. Bị ong chích thì phải làm sao?
Khi bị ong đốt, bạn hãy thực hiện các bước xử lý nhanh như sau:
– Đầu tiên, bạn cần bình tĩnh và ra khỏi khu vực có ong một cách nhanh nhất có thể.
– Sau đó, bạn cần nhanh chóng lấy vòi chích của ong ra khỏi cơ thể. Bạn có thể khều nhẹ hoặc dùng nhíp kẹp. Hoặc nhờ người khác lấy vòi chích ra nếu ở các vị trí bạn không thể tự xử lý được. Tuy nhiên, cần tránh việc nặn ép bằng tay vì có thể khiến nọc độc ngày càng lan rộng.
– Tiếp đó, bạn hãy rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm rồi bôi dung dịch sát trùng cồn 70 độ lên vết đốt.
– Có thể chườm đá lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.
– Hãy uống thật nhiều nước để nọc độc của ong được bài tiết qua nước tiểu, từ đó giảm nguy cơ suy đa tạng.
– Sau khi tiến hành những bước sơ cứu trên, người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi sát sao.
Lưu ý: Nếu có những trường hợp dưới đây, cần phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt:
– Khi bị ong đốt nhiều nốt và ở nhiều vị trí, đặc biệt là ở các vùng quan trọng như mặt, đầu, cổ…
– Một số loài ong như ong rừng, ong vò vẽ hay ong bắp cày,… thường có nọc độc mạnh, rất nguy hiểm. Do đó, khi đã xác định loài ong đốt có khả năng gây độc thì cần phải đưa đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách.
– Nếu có các triệu chứng đau nhiều, mệt mỏi, thậm chỉ khó thở, phù mặt, đi tiểu có máu… cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi khám.
Bị ong đốt bôi gì? Cách xử trí khi bị ong đốt
3. Khi bị ong đốt bôi gì nhanh khỏi?
Khi bị ong đốt, vết thương sẽ sưng tấy và đau. Nếu bạn đang băn khoăn bị ong đốt bôi gì thì hãy áp dụng một số mẹo hay giúp chữa trị vết ong đốt tại chỗ hiệu quả.
Kem đánh răng
Bôi kem đánh răng lên vết thương trong khoảng 30 phút có thể giúp bạn thoát khỏi cơn đau và giảm sưng. Bên cạnh đó, các thành phần trong kem đánh răng có thể trung hòa nọc độc của ngòi ong.
Tỏi nghiền nát
Khi bị ong đốt, bạn hãy nghiền nát tỏi rồi đắp lên vết thương, sau đó quấn một chiếc khăn trùm kín vết thương vừa được đắp tỏi trong khoảng 30 phút. Cách làm này giúp giảm cơn đau và sưng hiệu quả.
Tinh dầu oải hương
Thoa một vài giọt tinh dầu hoa oải hương lên vùng da bị ong đốt sẽ giúp ngăn chặn vết thương sưng tấy và giảm đau nhức. Ngoài tinh dầu oải hương, bạn cũng có thể sử dụng bất kỳ loại dầu trung tính pha loãng khác để bôi lên vết thương bị ong đốt.
Baking soda
Bôi hỗn hợp với baking soda và giấm lên vết thương và để trong vòng 30 phút. Cách này sẽ làm giảm sưng tấy, đồng thời trung hòa các chất axit trong nọc ong.
Bùn
Nếu bị ong đốt khi đang làm việc trong vườn, bạn hãy giảm đau tại chỗ bằng cách lấy một chút đất trộn với nước tạo thành bùn và đắp lên vết thương. Khi bùn khô, bạn hãy rửa sạch với nước.
Mật ong
Khi bị ong đốt, bạn hãy bôi một chút mật ong lên vùng da bị tổn thương và để trong khoảng 30 phút. Mật ong có tác dụng làm dịu vết thương và giảm cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, không sử dụng mật ong nếu bạn bị dị ứng.
Lá chuối
Nếu bị ong đốt thì bạn có thể sử dụng lá chuối để làm dịu vết thương để giảm bớt khó chịu và giảm những cơn đau rát một cách hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần vò hoặc nhai một nắm lá chuối, sau đó lấy nước rồi bôi lên chỗ vết thương.
Tổng hợp