X

Thắt chặt đào tạo hệ trung cấp ngành y dược

Ngành y dược là một ngành đặc thù, đòi hỏi những người có tâm huyết với nghề, trình độ chuyên môn cao vì khi hành nghề mỗi quyết định của họ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người. Chính vì vậy, Bộ giáo dục và đào tạo đã có những quyết định trong vấn đề tuyển sinh để nâng cao chất lượng đầu vào và đầu ra của ngành y dược. Năm 2018, Bộ giáo dục chính thức công bố tạm dừng tuyển sinh hệ trung cấp ngành y dược, kỹ thuật viên y dược. Cụ thể từ năm 2021, Bộ y tế cho biết các bệnh viện, cơ sở y tế toàn quốc sẽ ngừng nhận Điều dưỡng, Kỹ thuật viên y học, Dược sĩ, nữ hộ sinh, hộ lý hệ trung cấp mà chỉ tuyển sinh thấp nhất ở bậc Cao đẳng. Từ năm 2025 sẽ bỏ chức danh cán bộ hệ trung cấp trong toàn bộ ngành y tế.

Đây được coi là sự thay đổi đúng đắn cho chất lượng nguồn nhân lực ngành y dược của Việt Nam. Ở các nước trong khu vực, đã bỏ khá lâu hệ trung cấp và bậc thấp nhất là Cao đẳng, trong khi có nước đã tiến tới bậc thấp nhất là bậc Đại học. Với sự hội nhập không ngừng nghỉ của nền kinh tế Việt Nam thì Việt Nam cũng nên có những chính sách để hội nhập trong cả ngành Giáo dục nhất là mảng y dược. Hệ trung cấp ở Việt Nam được đào tạo trong thời gian là 2 năm, nhưng theo hệ chuẩn của người điều dưỡng chuyên nghiệp quốc tế là 3 năm. Vì vậy, việc nâng cấp ngành y dược lên hệ Cao đẳng, Đại học là hoàn toàn hợp lý. Đồng thời, Bộ giáo dục cũng tiến hành thay đổi theo lộ trình, cắt bỏ theo từng giai đoạn chứ không gấp rút để thí sinh tuyển sinh có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất cho mình. Theo quyết định này, nhiều sinh viên đang theo học hệ trung cấp đang cần phải học liên thông lên các trường Cao đẳng, Đại học để đạt chuẩn.

Tỷ lệ cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm ngày càng cao và ngành y dược cũng không ngoại lệ. Sự thay đổi trong chính sách tuyển sinh này của Bộ giáo dục đang làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đối với những nhóm nhân lực nêu trên thì cũng đã được Bộ y tế cân nhắc các phương án giải quyết để tránh tình trạng thất nghiệp. Họ có thể được phép xuất khẩu sang những nước có nhu cầu về việc làm trong mảng y dược. Với phương án này vừa giúp nâng cao chất lượng, học hỏi được kinh nghiệm của các nước khác về phương pháp, giao lưu văn hóa giữa các nước, tăng thu nhập cho người dân. Bộ y tế cũng đã liên kết phối hợp với nhiều đơn vị, nhiều trung tâm uy tín ở trong và ngoài khu vực để nhóm nhân lực trên có thể tìm được nhiều cơ hội việc làm hơn cho mình. Về phía các trường cần mở thêm các khóa đào tạo ngắn hạn để trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng cho sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo giảng dạy, học tập các phương pháp giảng dạy từ nước ngoài. Nhu cầu người học ngành này khá cao nhưng thực chất các trường Đại học mới chỉ tuyển sinh 40% chỉ tiêu so với dự kiến. Chính vì vậy, Bộ Y tế cần tính toán cơ hội cho người được học liên thông để mở rộng cơ hội cho người học.

Trường Cao đẳng y dược Hà Nội đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều thí sinh năm nay với chất lượng đảm bảo theo các tiêu chí của Bộ giáo dục cùng với những ngành học đang rất hot, chất lượng giảng dạy tốt và vẫn có tuyển sinh trong bậc liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người học.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Văn Lâm:
Related Post