X

Biểu hiện của ngộ độc bia và cách phòng tránh kịp thời

Hiện nay, rượu bia đang là vấn đề rất nhiều người nhắc đến. Đặc biệt là ngộ đọc bia rất nghiêm trọng. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Dưới đây là biểu hiện của ngộ độc bia và cách phòng tránh kịp thời.

Nội dung tóm tắt

Biểu hiện ngộ độc rượu bia

Loại rượu thường dùng để uống là ethanol. Nếu uống nhầm rượu giả chứa methanol -là một chất thường dùng để làm rượu giả- thì nguy cơ gây hại lớn hơn rất nhiều.

Tùy nồng độ ethanol trong máu mà biểu hiện sẽ gây ra ở mức nặng nhẹ khác nhau. Cơ quan chức năng sẽ làm xét nghiệm để đo nồng độ cồn, nếu tại nhà bạn có thể nhận biết mức độ bởi các dấu hiệu của người mắc phải. Nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện khi tình trạng ở mức độ III theo thang đo dưới đây.

Ngộ độc bia theo mức độ

Xem ngay: ngộ độc thực phẩm là gì để biết được cách phòng tránh

  • Mức độ I (20-50mg/dL): Biểu hiện ức chế, rối loạn thần kinh, cảm xúc không ổn định, nói nhiều, thích bày tỏ, giao lưu với người xung quanh, buồn nôn và nôn.
  • Mức độ II (50-100mg/dL): Biểu hiện ức chế thần kinh nặng hơn độ I, giảm khả năng nhận thức đúng sai, chức năng nghe nhìn đều giảm, nói linh tinh.
  • Mức độ III (100-200mg/dL): Biểu hiện hoa mắt, nhìn đôi, thẫn thờ, mất định hướng, đi không vững, không kiểm soát được hành động, bạo lực, mất cảm xúc.
  • Mức độ IV (200-400mg/dL): Ức chế hô hấp, thần kinh nặng nề. Đại tiểu tiện không tự chủ, da xanh nhợt, người lạnh, hạ huyết áp dẫn tới hôn mê.
  • Mức độ V (>400mg/dL): Mức độ nguy kịch. Ngừng trệ hô hấp, trụy tim mạch, co giật, nguy cơ tử vong nếu không được hồi sức kịp thời.

Biến chứng kèm theo: Nôn máu (do loét dạ dày gây xuất huyết tiêu hóa), suy thận, hạ đường máu, rối loạn điện giải.

Chú ý: mg/dL là đơn vị đo nồng độ theo SI – hệ đo lường quốc tế. Người ta thường sử dụng để đo nồng độ cồn, nồng độ glucose trong máu với người tiểu đường.

Hướng dẫn sơ cứu ban đầu

Thông thoáng đường hô hấp là nguyên tắc cơ bản nhất cho việc sơ cứu, cho gối đầu cao và nằm nghiêng sang phải.

+ Trường hợp bị bất tỉnh kèm theo hiện tượng ứ đọng đờm rãi, thở khò khè cần cho nằm nghiêng một bên và tìm cách gây nôn, xát mạnh hai bên má.

+ Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho bệnh nhân, tuyệt đối không để bệnh nhân ngủ quá lâu. Cách vài giờ cần đánh thức bệnh nhân dậy. Cho ăn cháo loãng để tránh hạ đường huyết nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống.

+ Uống nhiều nước ấm để không bị mất nước. Có thể cho bệnh nhân uống các loại nước có tác dụng giải rượu nhẹ như nước gừng tươi, nước cà chua…

+ Nếu lay gọi người bệnh không tỉnh, ứ đọng đờm rãi nhiều, thở sâu, thở nhanh thậm chí co giật… hoặc có tỉnh dậy nhưng đau đầu, chóng mặt, sợ ánh sáng, vã mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái, mờ hoặc mất hẳn thị lực… cần giữ bệnh nhân ở tư thế cao đầu, nằm nghiêng an toà. Sau đó bạn cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được thăm khám một cách kỹ lưỡng nhất.

Chú ý: Không cho nạn nhân uống thuốc giải độc rượu, các loại thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, hạ sốt…

Cách phòng tránh ngộ độc rượu bia

Cần tới ngay cơ sở y tế

Click ngay: bị chó cắn phải làm sao để biết cách giải quyết cụ thể

– Trong ngày, một người không nên uống quá 30ml rượu có nồng độ từ 30 độ trở lên.

– Để không gây hại bao tử thì bạn nên kết hợp ăn uống. Bạn hãy ăn nhẹ, uống nước, sữa hoặc 1 thìa dầu oliu trước khi nhập tiệc rượu.

– Không ngâm rượu với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay kinh nghiệm cá nhân để uống, rất dễ bị ngộ độc.

– Chọn những loại rượu, bia có rõ thông tin, nguồn gốc xuất xứ để tránh việc bạn uống phải bia rượu giã.

Việc uống bia rượu trong những ngày tết là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên bạn hãy cố gắng uống rượu bia ít nhất có thể. Để tránh rượu bia thì có lẽ đây là cách làm hữu hiệu nhất.

Trên đây là biểu hiện của ngộ độc bia và cách phòng tránh kịp thời. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin. Chúc bạn nhiều sức khỏe để không gặp phải tình trạng trên.

Nga Nga:
Related Post