X

Ngộ độc cấp tính là gì và phương pháp thao tác cụ thể khi cấp cứu ngộ độc

Ngộ độc hiện nay được đánh giá là căn bệnh vô cùng nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời. Cùng tìm hiểu ngộ độc cấp tính là gì và phương pháp thao tác cụ thể khi cấp cứu ngộ độc qua bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

Ngộ độc cấp tính là gì?

Ngộ độc gây tổn thương

Xem ngay: ngộ độc khí gas để biết cách xử lý

Ngộ độc cấp (NĐC) là khi chất độc vào cơ thể trong một thời gian ngắn gây tổn thương các cơ quan và gây nguy hiểm cho cơ thể. Nếu điều trị không kịp thời sẽ gây tử vong.

Hàng năm, có khoảng 6 triệu trẻ em trên thế giới bị ngộ độc do ăn uống. Trong đó, trẻ dưới 5 tuổi chiếm 60 – 80%.

Phương pháp thao tác cụ thể khi cấp cứu ngộ độc cấp tính như sau

Làm sạch các chất độc chưa hít phải

  • Bị ngộ độc do hít vào đường hô hấp, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân rời khỏi hiện trường, đưa đến nơi có không khí thoáng mát (hướng có gió) để cấp cứu. Thật chú ý để bản không bị hít phải khí độc.
  • Ngộ độc do ô nhiễm ở da, cần cởi áo quần bị nhiễm, dùng xà phòng và nước sạch để rửa sạch da, tóc; nếu bị ô nhiễm ở mắt phải dùng nước chảy rửa sạch; nếu bị rắn, rết, thằn lằn cắn cần nhanh chóng băng chặn miệng vết thương lại, sau khi hút sạch chất độc ra, mới tiến hành giải độc và điều trị toàn thân.
  • Ngộ độc do uống, cần nhanh chóng cho nôn hết ra, như kích thích cuống lưỡi hoặc thành họng phía sau, có thể cho dùng nước đường Psychosine (20 đến 30 ml) để cho nôn ra, sau đó rửa sạch dạ dày. Rửa dạ dày một cách triệt để, không nên câu nệ phải rửa bằng loại thuốc rửa nào, chỉ cần dùng nước sạch ấm hoặc nước muối sinh lý rửa là được. Với các bệnh nhân đã biết rõ nguyên nhân gây ngộ độc thì có thể dùng các loại dịch rửa dạ dày đặc biệt để rửa, như Sunfat Natri 2% (ngộ độc Bari), Sodium lodide 1% (ngộ độc Thallium), Acid Tannnic 0,5% hoặc chè đặc (ngộ độc chất kiềm, sinh vật (Alkaloids)), V.. Sau khi uống phải chất độc thì cho rửa dạ dày càng sớm càng tốt, nếu sau 12 tiếng mới rửa dạ dày thì kết quả đều không tốt. Sau khi rửa dạ dày có thể cho thêm 30 đến 50 g than hoạt tính, đối với đa số các loại chất độc có tác dụng hút thêm; các thuốc ăn mòn, chất Cyanide, loại Etylic, v.v… hấp thu kém, nhưng vô hại cho cơ thể; nếu như uống phải chất độc ăn mòn, thì có thể uống sữa bò, lòng trắng trứng, v.v… để bảo vệ niêm mạc. Khi rửa dạ dày phải hết sức thận trọng, thao tác cần nhẹ nhàng. Cuối cùng, có thể cho Sunfat Magiê hoặc Sunfat Natri vào để thụt.

Thúc đẩy việc đào thải các chất độc đã hấp thụ

Bổ sung đủ lượng dịch cho tim

Click ngay: ngộ độc củ bình vôi để biết những lưu ý quan trọng

  • Cưỡng chế lợi tiểu.

Đầu tiên cần bổ sung đầy đủ lượng dịch cho tim, phổi, thận, v.v… Thứ nhất là có thể làm loãng nồng độ chất độc trong máu, có tác dụng giảm bớt độc. Hai là có thể cải thiện chức năng lọc của thận, có lợi cho việc đào thải chất độc, sau đó có thể dùng các loại thuốc lợi tiểu (Lasix, Fursemide, Mannitol…) để tăng cường lợi tiểu.

  • Kiềm hóa và acit hóa nước tiểu.

Có hai mục đích: Thứ nhất có thể làm cho một số chất độc nào đó nhanh chóng bị phân giải mất hiệu nghiệm. Như trong điều kiện kiềm tính có thể làm cho Photpho hữu cơ phân giải với tốc độ nhanh. Thứ hai có thể làm thay đổi trạng thái hóa không phải ion của một số hợp chất nào đó, có lợi cho việc bài tiết từ tế bào và làm giảm nhẹ việc hấp thụ chất độc ở thận. Như khi ngộ độc các loại Barbital, Salicyl dùng loại thuốc kiềm tính (Hydro Cabonnat Natri 5%), khi bị ngộ độc Dulanytin và Ganitin dùng các loại thuốc có tính acid (Ammonium Chloride 9%) đều có tác dụng đào thải chất độc nhanh hơn; kiểm tra độ pH trong nước tiểu để điều tiết lượng acit kiềm nhập vào cơ thể.

  • Liệu pháp lọc máu.

Chất độc có lượng phân tử thấp (<50 KD) mà không kết hợp với Hemoglobin, như Etylic, Arsenic, Alinine, nhiều loại thuốc, … có thể dùng phương pháp chích máu để tăng cường quá trình đào thải chất độc. Đối với một số chất độc có dung lượng dầu cao như thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt chuột, thuốc trừ cỏ,v.v… Với các phương pháp kể trên vẫn không dễ đào thải chất độc ra được, còn có thể thay máu hoặc thay huyết tương mới có thể đào thải hết chất độc.

Trên đây là ngộ độc cấp tính là gì và phương pháp thao tác cụ thể khi cấp cứu ngộ độc. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Nga Nga:
Related Post