X
    Categories: Tin tức

Ngộ độc hữu cơ là gì và biện pháp khắc phục ngộ độc hữu cơ trên cây lúa

Hàng năm vào vụ mùa bà con nông dân phải đối mặt với tình trạng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ. Vậy ngộ độc hữu cơ là gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục ngộ độc hữu cơ trên cây lyas ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Nội dung tóm tắt

Ngộ độc hữu cơ là gì? Triệu chứng của bệnh

Tình trạng ngộ độc hữu cơ đối với cây lúa nguyên nhân chủ yếu là do kỹ thuật canh tác của bà con.

– Do đặc điểm của thời vụ, sau khi thu hoạch lúa ở vụ xuân, bà con gấp rút làm đất, gieo cấy lúa ở vụ mùa. 

+ Rơm rạ, tàn dư hợp chất hữu cơ chưa kịp phân hủy. Thường là do nông dân sản xuất liên tục trên một thửa ruộng, rơm rạ của vụ trước bị vùi trong đất phân hủy trong điều kiện yếm khí tiết ra các chất độc gây hại cho lúa vụ sau (các chất độc hữu cơ đó là phenolic, hydro sulfic, khí metan, các axit hữu cơ làm tăng độ chua của đất).

+ Do có những đợt mưa rửa ruộng trái mùa. Xử lý rơm rạ không được. Dẫn đến rơm rạ cày vùi trong điều kiện ngập nước, làm đất, trồng lúa ngay. Sự Phân hủy rơm rạ từ vụ trước sẻ sản sinh độc chất hữu cơ, ảnh hưởng xấu đến quá trình hô hấp và hút dinh dưỡng cho cây. Đặc biệt tổn thương đến bộ rễ.  

Ngộ độc hữu cơ là gì

Xem thêm: Cách xử lý khi ngộ độc khí gas

+  Do đất thiếu oxi, gây tình trạng yếm khí ức chế sự hô hấp của rễ lúa.

+ Ruộng chua, trũng bà con ít bón vôi để cải tạo đất. Hoặc do bón phân NPK không cân đối đặc biệt bón thừa đạm nhiều. 

+ Ở những ruộng đất nhiễm phèn, tình trạng ngộ độc hữu cơ diễn ra mạnh hơn. 

+ Hiện tượng này cũng thường xảy ra khi bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục, đất ruộng có thành phần cơ giới nặng, đất không được phơi ải, đất ngập nước thường xuyên, đất còn lẫn rơm rạ chưa phân hủy …

Nguyên nhân gây bệnh

Rơm rạ, tàn dư thực vật chưa phân hủy hoàn toàn. Thường là do nông dân sản xuất liên tục trên một thửa ruộng, rơm rạ của vụ trước bị vùi trong đất phân hủy trong điều kiện yếm khí đã phát sinh các  độc tố gây hại cho lúa, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp thu  dinh dưỡng của cây lúa. Ruộng chua, trũng nông dân ít bón vôi để cải tạo đất. Hoặc do bón phân NPK không cân đối đặc biệt bón thừa đạm.

Biện pháp khắc phục ngộ độc hữu cơ trên cây lúa

Bà con nên cày vùi dập gốc rạ và tàn dư thực vật sớm để rơm rạ có thời gian phân hủy

Xem thêm: Ngộ độc thủy ngân là gì?

Sau thu hoạch lúa xong nên xử lý rơm rạ, sản phẩm phụ bằng các chế phẩm: AT- YTB, Trichodecma, Sumitri,… tiến hành ngay sau khi cày, lồng dập rạ. Liều lượng sử dụng, cách sử dụng xem hướng dẫn trên bao bì sản phẩm hoặc theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn.

Bón lót đầy đủ và bón thúc sớm, bón phân cân đối. Khi phát hiện ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ cần thực hiện ngay các bước:

  • Ngừng ngay việc bón phân đạm, phân NPK hoặc các loại phân bón lá.
  • Rút nước ra khỏi ruộng để khô 2-3 ngày (nứt chân chim), sau đó đưa nước trở lại ruộng. Đối với những ruộng không rút được nước, tiến hành cào sục bùn nhằm rửa bớt các chất độc trong đất.
  • Bón bổ sung phân lân (8-10 kg/360m2) hoặc phân chuồng hoai mục (20-30 kg/360m2). Có thể bón bổ sung thêm phân bón qua lá (ưu tiên các loại phân có hàm lượng các nguyên tố vi lượng cao như Atonik 1.8SL, Poly-feed, Humic, K-humate, Song mã,, TS96,…)
  • Sau khi xử lý 7-10 ngày, kiểm tra khóm lúa thấy ra rễ mới ( rễ trắng) và lá mới, tiến hành bón thúc và chăm sóc bình thường.

Lưu ý: Sau khi kiểm tra thấy cây lúa ra rễ và lá mới, ruộng lúa xanh nên sử dụng chất kích thích ra rễ, giúp thúc đẩy sự hồi phục và ra nhiều rễ mới. Khi cây lúa phát triển bình thường mới tiến hành bón thúc và chăm sóc bình thường.

Huệ Nguyễn:
Related Post