X

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn và những việc không nên làm

Rắn độc cắn sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong. Bởi vậy, bạn phải biết cách sơ cứu khi bị rắn cắn nhanh chóng để cứu nguy cho nạn nhân. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

1. Nhận biết vết rắn độc và rắn không độc cắn

Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 140 loài rắn, trong đó có 18 loại rắn độc ở đất liền với 13 loại rắn độc ở biển. Theo nghiên cứu, nọc rắn độc gồm 20 thành phần khác nhau, trong đó chủ yếu là protein chứa men và độc tố polypeptide. Mỗi loại rắn sẽ có thành phần chất độc khác nhau.

Rắn độc có nhiều loại, nhưng thường gặp nhất là rắn hổ (hổ mang phì, hổ mang chúa, rắn hổ đất, rắn hổ mèo, hổ mang bành, rắn cạp nong, cạp nia,…); họ rắn lục (Rắn khô mộc, rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quạp,…); họ rắn biển (nọc độc tác hệ thần kinh như rắn hổ, nhưng chỉ tê, không đau mà có thể gây tử vong 50%).

Rắn cắn gây nguy hiểm đến tính mạng

Để nhận biết rắn độc hay không thì ngoài dựa vào vết răng cắn, thì theo kinh nghiệm dân gian còn dựa vào màu sắc, hình dáng với âm thanh phát ra của chúng:

  • Vết răng cắn: Rắn độc có hai răng độc lớn như chiếc kim tiêm. Khi bị rắn cắn sẽ tiêm độc vào da nạn nhân và để lại vết răng đặc trưng sau khi cắn. Bởi vậy, nạn nhân sau khi bị rắn độc cắn sẽ để lại dấu răng ở vết cắn là 2 vết răng nanh. Chúng có khoảng cách 5mm với 1 số vết răng nhỏ.
  • Về màu sắc: Rắn độc thường có màu sắc đặc trưng. Như họ rắn lục có đặc trưng đầu to hình tam giác hoặc hình thoi, rắn cạp nong có thân mình khúc vàng khúc đen xen kẽ.
  • Loại hình tấn công: Rắn độc bên ngoài rất dữ tợn, khi tấn công thì cổ bạnh và phát ra âm thanh đặc trưng. Chúng có thể bắn nọc độc từ xa, văng vô mắt nạn nhân gây tổn thương mắt và nhiễm độc toàn thân.

>>> Xem thêm: Những lưu ý người bị rắn cắn nên kiêng gì để đảm bảo an toàn tính mạng 

2. Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị rắn cắn đúng bước

2.1. Mục tiêu của sơ cứu

Việc sơ cứu khi bị rắn cắn nhằm giúp làm chậm, hạn chế nọc độc xâm nhập vào cơ thể nạn nhân. Từ đó giúp ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm với nguy cơ gây hại đến tính mạng. Do vậy, cần phải thực hiện các bước sơ cứu khi bị rắn cắn cẩn thận để đạt mục đích này.

2.2. Các bước sơ cứu khi bị rắn cắn

Khi bị rắn độc cắn thì bạn hãy nhanh chóng gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp tại cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ sự trợ giúp y tế, thì nạn nhân có thể tự sơ cứu tuân thủ các bước dưới đây:

  • Di chuyển nạn nhân ra xa khỏi tầm hoạt động của con rắn.
  • Trấn an người bị rắn cắn, giữ tâm lý bình tĩnh, hạn chế cử động bằng cách nẹp vị trí bị cắn. Từ đó làm chậm sự lây lan của nọc độc.
  • Tháo bỏ đồ trang sức trên người nạn nhân, nới lỏng quần áo để tránh chèn ép và làm sưng vết thương.
  • Đặt vị trí bị rắn cắn sao cho thấp hơn tim, ngay cả khi vận chuyển đến bệnh viện. Có thể ghi nhớ hình ảnh con rắn để mô tả cho bác sĩ nhận diện .
  • Dùng xà phòng với nước muối sinh lý để làm sạch vết thương.
  • Băng kín vùng bị cắn bằng miếng gạc khô để làm sạch vết thương.

Sau khi thực hiện các bước sơ cứu khi bị rắn cắn ở trên thì cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí bằng huyết thanh kháng nọc rắn càng sớm càng tốt.

Tùy mỗi trường hợp có thể cần thực hiện kỹ thuật chuyên sâu như điều trị kháng sinh và lọc máu… Do vậy, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu giúp tăng hiệu quả điều trị đồng thời giảm những biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.

>>> Xem thêm: Chia sẻ cách sơ cứu khi bị ong đốt đúng cách, hiệu quả 

3. 7 điều không nên làm khi sơ cứu rắn cắn

Để bảo vệ tính mạng của bản thân với người xung quanh thì hãy ghi nhớ những lưu ý khi bị rắn cắn:

  • Nếu gặp người bị rắn cắn thì không nên chờ đợi mà đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất thăm khám. Tránh chủ quan, chỉ khí có biểu hiện nghiêm trọng như hoại tử vết thương, suy hô hấp…mới đưa đi cấp cứu.
  • Tuyệt đối không dùng bài thuốc dân gian để sơ cứu khi bị rắn cắn mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.
  • Tránh dùng bằng Garo cột chặt vùng bị rắn cắn sẽ tránh khiến cho nạn nhân đau, từ đó cản trở lưu thông máu khiến cho các chi gây hoại tử.
Cách sơ cứu khi bị rắn cắn
  • Không tự ý đắp lá cây, chườm lạnh, bôi hóa chất,… lên vết thương hoặc uống thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không cố gắng loại bỏ nọc độc hay rạch, đâm chích vết thương nhằm tránh làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng.
  • Người bị rắn cắn tránh dùng đồ uống có chứa rượu hoặc caffeine sẽ làm tăng tốc độ hấp thụ nọc độc của cơ thể.
  • Thay vì bắt bằng được con rắn thì bạn hãy ghi nhớ hình dạng, màu sắc với cách rắn tấn công. Nếu tiện lợi thì bạn hãy chụp ảnh rắn từ khoảng cách an toàn giúp bác sĩ nhận dạng và hỗ trợ điều trị nhanh chóng hơn.

Bài viết trên đây nhằm hướng dẫn cách sơ cứu khi bị rắn cắn hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác. Chúc bạn thành công!

Hằng:
Related Post