X

Chia sẻ cách sơ cứu trẻ sặc sữa tại nhà hiệu quả

Sặc sữa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Khi trẻ bị sặc sữa nếu không thực hiện sơ cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách sơ cứu trẻ sặc sữa hiệu quả nhất, bạn đọc hãy cùng theo dõi.

Nội dung tóm tắt

Nguyên nhân gây ra sặc sữa

Sặc sữa là khi sữa tràn vào đường thở khiến cho bé bị sặc, khó thở, tím tái hoặc nghiêm trọng hơn là ngừng thở nếu không được cấp cứu nhanh chóng, kịp thời. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sặc sữa ở trẻ nhỏ như:

  • Khi mẹ cho trẻ bú không đúng tư thế hoặc trẻ bú sữa trong lúc đang cười, khóc hoặc hóng chuyện.
  • Do sữa mẹ về một lúc quá nhiều hoặc núm vú quá rộng khiến trẻ không nuốt kịp gây ra tình trạng sặc sữa.
  • Trẻ bú sữa trong lúc ngủ và nuốt không kịp sẽ khiến sữa trào lên mũi và khí quản sẽ gây sặc.
  • Trẻ vội bú sữa do quá đói điều này cũng rất dễ bị sặc ọc sữa lên mũi.

Ngoài ra sẽ còn nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác dẫn đến tình trạng sặc sữa ở trẻ nhỏ mà chưa được liệt kê ở trên. Bạn đọc thắc mắc có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có thêm nhiều thông  tin giải đáp.

Trẻ sơ sinh thường xuyên bị sặc sữa

Xem thêm:

Dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ sặc sữa

Để nhận biết tình trạng trẻ sặc sữa và có cách sơ cứu nhanh chóng phụ huynh cần chú ý đến một số dấu hiệu của trẻ như:

  • Trong lúc đang bú sữa trẻ ho nhiều, tím tái và sặc sụa.
  • Trẻ bị ho kèm theo sữa trào ra mũi, miệng.
  • Da trẻ xanh tái, hốt hoảng, cơ thể co cứng hoặc cũng có thể mềm nhũn.
  • Đối với những trường hợp nghiêm trọng trẻ sẽ bị ngừng tim và ngừng thở.

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sặc sữa phụ huynh cần thực hiện các bước sơ cứu để tránh được những nguy hiểm đến tính mạng.

Các bước sơ cứu trẻ sặc sữa

Thực hiện sơ cứu trẻ bị sặc sữa theo các bước cụ thể như:

Bước 1: Để trẻ ngồi lên

Trong lúc sặc sữa trẻ đang bú nằm trước tiên mẹ cần đỡ con ngồi dậy để bé ho và sữa chảy xuống họng.

Trường hợp trẻ bị sặc ho nhiều là phản xạ để tống sữa sặc ra ngoài, lúc này mẹ không cần thực hiện những bước dưới chỉ cần lau sạch sữa ở mũi và miệng của trẻ.

Bước 2: Hút sữa

Nhận thấy tình trạng trẻ gặp khó khăn để nôn và ho ra sữa ở bên ngoài kèm theo triệu chứng khó thở mẹ có thể dùng miệng để hút sữa từ mũi và miệng trẻ hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ hút mũi.

Nếu thấy trẻ khóc là đã có dấu hiệu thở bình thường trở lại như vậy bạn cần thực hiện vệ sinh sạch mũi, miệng trẻ.

Bước 3: Thực hiện vỗ lưng cho trẻ

Nếu việc hút sữa khiến cho trẻ chưa thở lại bình thường mẹ cần đặt trẻ nằm úp xuống trên cánh tay và tay còn lại khum lòng bàn tay vỗ vào lưng để trẻ ọc hết sữa ra ngoài để giúp trẻ hít thở lại được bình thường.

Bước 4: Ấn ngực

Sau khi vỗ lưng trẻ vẫn chưa thở lại bình thường cần áp dụng ngay cách ấn ngực cho trẻ để duy trị nhịp hít thở.

Đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng một tay mẹ dùng giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực.

Chú ý trong suốt quá trình thực hiện các sơ cứu cần gọi điện cấp cứu để được hỗ trợ kịp thời, đúng cách.

Bước 5: Đưa đi cấp cứu

Khi thực hiện tất cả các bước sơ cứu ở trên trẻ vẫn chưa hết sặc sữa cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Việc thực hiện sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa cần được tiến hành nhanh chóng, đặc biệt với trẻ sơ sinh vì chỉ sau khoảng vài phút trẻ sẽ bị khó thở, nguy hiểm đến tính mạng.

Vỗ ợ hơi cũng là một cách để phòng ngừa tình trạng sặc sữa

Biện pháp phòng tránh sặc sữa ở trẻ em

Các bậc phụ huynh cần biết cách chăm sóc trẻ đúng cách để ngăn ngừa tình trạng sặc sữa ở trẻ em có thể xảy ra. Một số các biện pháp phòng tránh tình trạng sặc sữa ở trẻ nhỏ như:

  • Nên để trẻ bú đúng tư thế: Đặt đầu trẻ cao và cho bé bú từ từ, tuyệt đối không được vội vàng, đặc biệt với những trẻ sơ sinh thiếu tháng. Không nên ép trẻ ăn và quan sát trong khi trẻ bú nếu không muốn bú tiếp những sữa còn trong miệng hoặc khi trẻ khóc cần ngừng cho trẻ bú.
  • Đối với trẻ bú bình không nên sử dụng núm vú có lỗ thông qua to, chỉ nên đục 1 – 2 lỗ bằng đầu kim. Chú ý khi trẻ bú chỉ nên nghiêng bình 45 độ để sữa ngập lỗ thông trẻ không mút phải nhiều không khí bên trong dẫn đến tình trạng nôn trớ.
  • Nên bế trẻ nằm trên vai hoặc ngực mẹ và vỗ nhẹ lưng để trẻ ợ bớt hơi trong dạ dày.
  • Thấy trẻ bị nôn cần ngay lập tức đặt nghiêng đầu sang một bên để lau sạch sữa ở miệng trẻ.
  • Tuyệt đối không nên để trẻ bú khi đang nằm ngủ hoặc trong lúc đang khóc hay ho. Những trẻ thường xuyên bị nôn trở nên giảm lượng sữa vào mỗi bữa ăn và tăng cường tần suất bữa ăn mỗi ngày.

Việc sơ cứu trẻ sặc sữa đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên đã giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc nuôi trẻ nhỏ.

Mai Mai:
Related Post