X

Cách sơ cứu bỏng axit mà mọi người nên biết

Những loại hóa chất, đặc biệt là axit mạnh khi tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây nên mức độ tổn thương nghiêm trọng. Nếu không được sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng cách, nạn nhân sẽ phải chịu nỗi đau thể xác lớn và lâu dài. Dưới đây là cách sơ cứu bỏng axit mà mọi người nên biết.

Nội dung tóm tắt

1. Mức độ nghiêm trọng của bỏng axit

3 loại axit gây bỏng mạnh nhất là axit sunfuric (H2SO4), axit nitric (HNO3) và axit clohidric (HCl). Dù cấp độ bỏng khác nhau, nhưng cứ dính phải axit, nạn nhân sẽ phải chịu nhiều tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý.

Khi tiếp xúc trực tiếp với xa, các loại axit phản ứng với protein trong tóc, móng, da… khiến chúng bị đông lại và mất nước. Điều này khiến da bị nhăn nheo, lở loét, thậm chí là hoại tử.

Trong trường hợp axit đặc tiếp xúc với phần sụn, xương, sọ… có thể khiến các bộ phận này không tái tạo được. Tóc sẽ không bao giờ có thể mọc trở lại. Mũi bị biến dạng. Tai mất khả năng nghe. Mắt trở nên mù lòa. Môi mất, việc ăn uống, nói chuyện trở nên khó khăn…

Nếu uống axit hoặc hít hơi axit đậm đặc, nạn nhân sẽ bị khó thở, cơ thể phù nề, ảnh hưởng đến hô hấp, dạ dày, thậm chí tử vong tại chỗ.

Theo các chuyên gia, bước sơ cứu ban đầu rất quan trọng. Nếu không được sơ cứu khi bị bỏng axit H2SO4 hay các loại axit trên một cách kịp thời, mức độ nghiêm trọng sẽ càng lớn hơn nhiều.

Các bộ phận trên cơ thể bị biến dạng bởi bỏng axit

Có thể bạn quan tâm : Sơ cứu bỏng nước sôi như thế nào ? Cách xử lý vết bỏng tại nhà

2. Cách sơ cứu bỏng axit

Mỗi loại axit và mỗi vị trí bỏng axit lại có độ nghiêm trọng và cách sơ cứu khác nhau. Tuy nhiên, bước sơ cứu bỏng hóa chất axit hoặc sơ cứu bỏng cồn đầu tiên cần làm là loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng nước sạch.

  • Cách sơ cứu bỏng axit ở mắt

Trường hợp axit dính vào mắt khá nguy hiểm và cần được xử lý một cách bình tĩnh. Nạn nhân tuyệt đối không được dụi tay lên mắt bởi điều này càng khiến axit loang ra và tổn hại cho vùng giác mạc.

Trước tiên, cần rửa sạch mắt với nước bằng cách cúi đầu dưới vòi nước chảy và nghiêng phần mắt bị bỏng axit để nước chảy nhẹ nhàng. Cố gắng mở mắt và rửa trong ít nhất 20 phút.

Nếu cả hai mắt đều bị dính axit, nạn nhân có thể dùng vòi hoa sen phun nước ấm lên trán hoặc vùng sống mũi. Nước sẽ chảy tràn qua hai bên mắt dính hóa chất và giúp cuốn trôi phần nào axit.

  • Cách sơ cứu bỏng axit ở da

Tương tự, khi bị bỏng axit ở da, điều đầu tiên cần làm là rửa phần da dính hóa chất dưới vòi nước lạnh trong ít nhất 15 phút.

Sau khi đã rửa sạch, dùng băng gạc khô, vô trùng để che phủ vết bỏng, tránh nhiễm trùng. Tiếp đó lập tức đưa người bị bỏng tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Rửa vết bỏng axit bằng nước sạch là bước sơ cứu quan trọng

  • Cách sơ cứu người uống axit

Trong trường hợp nạn nhân uống phải axit, cách sơ cứu hữu hiệu nhất là cho người đó uống lòng trắng trứng gà. Sau đó, lập tức đưa nạn nhất đến bệnh viện gần nhất.

3. Những điều cần tránh khi sơ cứu bỏng axit

Điều đầu tiên cần tránh khi sơ cứu ban đầu các vết bỏng hóa chất là tuyệt đối không được ngâm vết thương hở trong nước. Việc này có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng, dẫn đến hoại tử. Chỉ nên rửa sạch vết thương dưới vòi nước chứ không ngâm ngâm trong thời gian dài.

Một sai lầm khác nhiều người hay mắc phải là cố gắng cởi, xé quần áo nạn nhân bị dính vết bỏng nặng. Việc này vừa gây đau đớn cho người bị bỏng, vừa dễ lột cả phần da thịt theo và khiến vết thương bị nhiễm trùng nặng.

Cuối cùng, tuyệt đối không lấy đá chườm lên vết thương. Da sẽ bị tổn thương nặng nề hơn, thậm chí là bị bỏng kép.

Như vậy, sơ cứu bỏng axit là bước vô cùng quan trọng và cần độ chính xác cao để giảm bớt mức độ nghiêm trọng cho nạn nhân. Sau khi rửa vết thương bằng nước sạch, người bỏng cần được đưa đến bệnh viện gần nhất để kịp thời cấp cứu và điều trị.

Văn Lâm:
Related Post