Chỉ cần một chút bất cẩn và chưa hiểu hết kiến thức về gas, bạn có thể bị ngộ độc khí gas khi hít phải lượng gas bị rò rỉ. Vậy làm gì khi bị ngộ độc khí gas? Hyax tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
Nội dung tóm tắt
Vì sao khí gas gây ngộ độc
Hiện nay, loại gas trong các gia đình sử dụng có mùi đặc biệt, vì trong khí gas có ôxít các-bon (CO) 5-10%, thủ phạm gây ngộ độc khí gas. Nguyên nhân là do sau khi hít CO vào phổi, nó liền kết hợp ngay với hồng cầu trong máu, vì sức của nó mạnh hơn ôxy tới 300 lần nên làm cho hồng cầu mất đi chức năng mang theo ôxy, dẫn đến các tổ chức trong cơ thể bị thiếu ôxy.
Cơ thể sẽ bị trúng độc nhẹ với các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, tứ chi mệt mỏi, buồn nôn, buồn ngủ, mất ý thức khi hít phải 5% CO trong không khí. Khi hít phải 1% khí CO sẽ bị trúng độc vừa với biểu hiện mạch đập nhanh, mặt đỏ, môi tím đỏ, hôn mê, phản xạ của mắt và giác mạc đối với ánh sáng chậm.
Nạn nhân bị trúng độc khí CO nặng khi hít phải trên 5% khí CO với triệu chứng hôn mê sâu, mất hết phản xạ, trên da xuất hiện các vết đỏ hoặc bọc nước, có thể dẫn đến tràn dịch phổi, não úng thủy, hô hấp kém, loạn mạch… thậm chí gây tử vong do các cơ quan nội tạng tê liệt.
Xem thêm: Ngộ độc rượu là gì?
Khi gặp người bị ngộ độc khí gas thì điều quan trọng nhất là lập tức mở các cửa sổ hoặc đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí, nới lỏng quần áo, thắt lưng, để đầu nạn nhân ngả ra phía sau, duy trì đảm bảo thông đường hô hấp. Nếu nạn nhân có ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo chờ xe cấp cứu đến. Những người bị ngộ độc khí gas thể vừa cũng cần đến viện vì nếu không nhanh chóng trị liệu bằng oxy cao áp thì sẽ để lại di chứng. Trong khi cấp cứu người bị ngộ độc khí gas thì cần tuyệt đối tránh không gọi điện thoại, hút thuốc, đóng mở các công tắc, cầu dao nguồn điện vì có thể gây ra tia lửa trong môi trường bị nhiễm khí gas dễ xảy ra cháy nổ.
Làm gì khi bị ngộ độc khí gas
Gặp trường hợp bị ngộ độc khí gas, cần nhanh chóng thực hiện các bước sau đây để cải thiện tình hình và kịp thời giải cứu người bị ngộ độc.
– Bịt chặt mũi, hít một hơi dài rồi xông vào phòng, nhanh chóng đóng khóa van bình gas lại và mở tất cả các cửa sổ để cho không khí bên ngoài tràn vào phòng, giảm bớt nồng độ khí gas.
Xem thêm: Cách xử lý khi bị ngộ độc thủy ngân
– Chạy nhanh ra ngoài hít thở không khí, sau đó tiếp tục vào phòng khẩn trương đưa người bị ngộ độc thoát ra ngoài.
– Kiểm tra mạch đập, tình trạng hô hấp của người bị ngộ độc. Nếu thấy nạn nhân không còn mạch đập và ngừng hô hấp thì phải khẩn trương làm hô hấp nhân tạo để khôi phục lại trạng thái hoạt động của tim phổi.
– Nếu nạn nhân còn tỉnh cho nằm yên tĩnh nghỉ ngơi, tránh cử động chân tay và bị xúc động để giảm bớt tiêu hao ôxy và năng lượng không cần thiết. Nếu trời lạnh, chú ý giữ ấm cho người bị nạn.
Sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa người bị ngộ độc tới cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu hỗ trợ để được xử lý kịp thời và điều trị đúng.
Lưu ý: Người giải cứu phải làm tốt công tác phòng vệ cho mình, dùng khăn ướt bịt chặt mũi rồi mới vào phòng. Nghiêm cấm gọi điện thoại, hút thuốc và đóng, mở các công tắc, cầu dao nguồn điện hoặc mọi hành vi có thể phát sinh tia lửa trong môi trường bị nhiễm khí gas để tránh xảy ra cháy nổ.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã phần nào giúp quý khách có thể biết cách sơ cứu khi bị ngộ độc khí gas. Chúc các bạn thành công.