Ngộ độc rượu là gì? Khi bị ngộ độc rượu phải làm sao? Tất cả sẽ có câu trả lời qua bài viết dưới đây của chúng tôi, mời bạn đọc tham khảo nhé.

Nội dung tóm tắt

Ngộ độc rượu là gì

Rượu là một dạng ethanol (rượu ethyl) được tìm thấy trong đồ uống có cồn, nước súc miệng, chiết xuất nấu ăn, một số loại thuốc và một số sản phẩm gia dụng.

Các dạng khác của rượu – bao gồm cồn isopropyl (có trong nước thơm và một số sản phẩm tẩy rửa), methanol hoặc ethylene glycol (một thành phần phổ biến trong chất chống đông, sơn và dung môi) – có thể gây ra các loại ngộ độc cần điều trị khẩn cấp.

Không giống như thực phẩm khác – phải mất nhiều giờ để tiêu hóa, rượu được cơ thể hấp thụ nhanh chóng. Đồng thời, phải mất nhiều thời gian hơn để cơ thể loại bỏ lượng cồn bạn đã uống. Hầu hết rượu được xử lý (chuyển hóa) tại gan. Khi uống càng nhiều rượu, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn, nguy cơ ngộ độc rượu càng cao. Ngộ độc rượu cũng có thể xảy ra khi người lớn hoặc trẻ em vô tình hoặc cố ý uống các sản phẩm gia dụng có chứa cồn. Nếu nghi ngờ ai đó bị ngộ độc rượu – ngay cả khi bạn không thấy các dấu hiệu và triệu chứng điển hình – hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Biểu hiện của ngộ độ rượu

Ngo-doc-ruou-methanol-bieu-hien-the-nao
Ngộ độc rượu methanol biểu hiện thế nào

Xem thêm: Ngộ độc paracetamol có nguy hiểm không?

Có hai loại, ngộ độc mạn tính xảy ra với những người nghiện rượu. Ngộ độc cấp tính thường phải nhập viện do uống quá nhiều rượu hoặc uống phải rượu giả, rượu kém chất lượng được pha chế từ cồn công nghiệp chứa độc tố Methanol gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần mức cho phép (vì chất hóa học Methanol độc hại này chỉ được dùng trong công nghiệp như chế biến sơn, đánh bóng đồ gỗ…).

Với ngộ độc rượu Ethanol, triệu chứng từ nhẹ (hưng cảm, mất điều hòa, giảm khả năng phán xét, kích thích, hung hãn) đến nặng (hôn mê, thở yếu hoặc ngừng thở, sặc phổi, hạ thân nhiệt, tụt huyết áp), biến chứng hạ đường huyết. Với ngộ độc rượu pha chế có Methanol, lúc đầu biểu hiện giống ngộ độc Ethanol, sau đó là giai đoạn ngộ độc thực sự (thường khoảng 8 giờ sau uống nếu là Methanol đơn thuần, nhưng thường trong rượu uống có cả Ethanol nên biểu hiện có thể chậm 18 – 24 giờ sau hoặc lâu hơn): thở nhanh, sâu, rối loạn về nhìn (nhìn mờ, nhìn đôi, nhìn thấy các đốm, thu hẹp thị trường, mù), nếu nặng đồng tử giãn, mạch nhanh, tụt huyết áp, co giật, đái ít hoặc vô niệu và có thể tử vong.

Ngộ độc rượu thường xuất hiện các triệu chứng như giảm và mất khả năng vận động tự chủ, không điều khiển được hành vi, nói líu lưỡi, gọi nhầm tên người… Khi cơ thể không còn chuyển hóa được, rượu uống vào sẽ bị nôn ra. Những trường hợp ngộ độc quá nặng, rượu sẽ ức chế trung tâm hô hấp và gây ngừng thở. Người ngộ độc rượu có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cần làm gì khi bị ngộ độc rượu

Nếu bạn nghi ngờ rằng ai đó ngộ độc rượu, hãy gọi 115 để được giúp đỡ ngay lập tức. Đừng chờ đợi người đó có tất cả các triệu chứng vì khi đó có thể đã quá trễ để cứu họ.

Và cũng cần ghi nhớ, tắm nước lạnh, cà phê nóng, đi bộ và các biện pháp dân gian khác không có tác dụng. Những cách này có khi còn làm mọi thứ tồi tệ hơn.

Ngo-doc-ruou-phai-lam-sao
Ngộ độc rượu phải làm sao

Xem thêm: Ngộ độc sầu riêng phải làm sao?

Trong khi chờ đợi sự trợ giúp y tế đến:

  1. Hãy chuẩn bị ghi nhớ loại và lượng rượu mà người đó uống, các loại thuốc họ đang dùng và bất kỳ thông tin sức khỏe nào bạn biết về người đó.
  2. Đừng để người say một mình, vì người đó có nguy cơ bị thương do ngã hoặc nghẹt thở. Giữ người ngồi hoặc đứng vững trên mặt đất.
  3. Nếu ứ đọng đờm rãi, thở khò khè, hoặc nôn: cho họ nghiêng về phía trước để ngăn chặn nghẹt thở. Nếu bất tỉnh, cho họ nằm nghiêng sang một bên, tránh bị nghẹn hoặc sặc…
  4. Nếu thở yếu, ngừng thở: hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện và điều kiện có tại chỗ.
  5. Nếu co giật:

+ Không để người bệnh ngã hoặc va đập vào các vật cứng, không cho các vật cứng vào miệng.

+ Quan sát kỹ người bệnh, nếu thở yếu, ngừng thở hoặc tím tái thì hô hấp nhân tạo.

Nếu tình trạng nhẹ hơn, có thể cho họ nghỉ ngơi tại chỗ. Tuy nhiên, lưu ý:

  • Không tự đi lại một mình, không tự lái xe, không vận hành máy móc hay lao động khác.
  • Ăn đủ: các chất tinh bột (cơm, cháo, mỳ,…), hoặc cho uống nước đường.
  • Nằm ngủ: tư thế nằm nghiêng đầu và vai cao hơn, giữ ấm có người theo dõi (đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết).
  • Ủ ấm (nếu thời tiết lạnh), tránh lạnh.

Với những thông tin trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn ngộ độc rượu là gì cũng như cách xử lý khi bị ngộ độc rượu rồi chứ. Chúc các bạn nhiều sức khỏe.