Hoa đậu biếc được biết đến Là một loại hoa mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, nếu không cẩn thận thì bạn cũng dễ bị ngộ độc hoa đậu biếc. Hãy cùng xem những lưu ý dưới đây để bảo vệ sức khỏe của mình.

Nội dung tóm tắt

Hạt và rễ cây gây ngộ độc hoa đậu biếc

Thạc sĩ Lê Thanh Bình (Đại học Dược Hà Nội) cho biết bộ phận chứa chất độc của cây đậu biếc là hạt và rễ. Trong thành phần của hạt chứa các acid amin và một loại dầu độc dùng làm thuốc tẩy. Rễ có vị chát, đắng, chứa các chất có thể lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da.

Hat-dau-biec-doc-hai
Hạt đậu biếc độc hại

Xem ngay: ngộ độc cồn để biết cách phòng tránh

Đối với ngộ độc đậu biếc thì đã có trường hợp xảy ra. Bởi hạt đậu biếc chứa khoảng 12% chất dầu có khả năng gây độc khi nhai nuốt phải. Ngộ độc xảy ra ở trẻ em khi ăn phải nhiều hạt. Tác dụng kích thích niêm mạc tiêu hóa gây nôn mửa, tiêu chảy nặng. Đặc biệt nếu gia đình nào có trẻ nhỏ thì không nên cho chơi hạt đậu biếc sẽ vô cùng nguy hiểm.

Dù rễ và hạt cây đậu biếc có chứa độc nhưng tại một số quốc gia, rễ và hạt cây đậu biếc được dùng làm thuốc khi dùng đúng liều lượng sẽ có tác dụng giải nhiệt. Ví dụ ở Indonesia, nó được dùng trị bệnh lao phổi, đau ngực, ho và viêm lở ngoài da. Tại Philippine, người ta nghiền hạt pha thành thuốc gây xổ có hiệu quả nhanh, lá dùng đắp chữa mụn mủ ngoài da. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng cây trị nọc rắn cắn.

Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc để bảo vệ sức khỏe

– Liều lượng phù hợp: Do đậu biếc có chứa anthocyanin vì thế không nên lạm dụng. Mỗi người khỏe mạnh chỉ nên uống khoảng 1-2 ly trà hoa đậu biếc trong ngày (khoảng 5-10 bông, tương đương 1-2 gram hoa khô).

– Đối tượng không nên dùng: Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Minh (chuyên khoa ngoại thần kinh ung bướu) khuyến cáo: Do hoa đậu biếc chứa anthocyanin có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu, tăng lưu thông máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên cần hạn chế dùng trong các trường hợp: phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh, đang dùng thuốc chống đông máu. Những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền mạn tính việc dùng thêm bất cứ thực phẩm chứa hoạt chất anthocyanin cũng cần phải thận trọng. Ngoài ra, không sử dụng nước được chế từ hạt đậu biếc cho trẻ em để tránh bị ngộ độc.

Một số lợi ích của hoa đậu biếc

Dù hạt và rễ chứa chất độc hại cơ thể nhưng bản thân hoa đậu biếc lại đặc biệt tốt cho sức khỏe:

+ Cải thiện hệ miễn dịch và kháng khuẩn nhờ hoạt chất anthocyanin. Chất này có công dụng bảo vệ AND và lipid peroxidation khỏi tổn thương. Đồng thời, tăng khả năng sản xuất cytokine để cải thiện hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng hoạt chất cliotide trong hoa đậu biếc có khả năng kháng khuẩn mạnh.

Dau-biec-co-tac-dung-tot-voi-suc-khoe
Đậu biếc có tác dụng tốt với sức khỏe

Click ngay: ngộ độc bia để biết cách phòng tránh

+ Rất tốt cho tim mạch nhờ công dụng bảo vệ thành mạch, ngừa xơ cứng mạch máu, giảm tắc máu, ngăn ngừa huyết khối não và ổn định huyết áp. Những ai bị bệnh tim mạch thì ngăn ngừa được tối đa nguy cơ tử vong.

+ Ngăn ngừa ung thư nhờ các chất chống oxy hóa dồi dào, làm giảm sự hình thành các gốc tự do, ngăn chặn tác động có hại của gốc tự do gây ra.

Một số hoạt chất trong hoa đậu biếc còn ổn định dị thể trong nhân tế bào, bảo vệ màng tế bào, tăng khả năng nhận diện ung thư của bạch cầu và thực bào. Từ đó có thể hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, rất tốt cho người bệnh đang trong quá trình xạ trị.

+ Giúp kiểm soát đường huyết nhờ công dụng tăng tiết insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

+ An thần, giúp ngủ ngon hơn nhờ chất tạo nên màu xanh của hoa đậu biếc.

+ Cải thiện thị lực thông qua việc tăng cường khả năng lưu thông máu tới các cơ quan. Khi ấy, dòng chảy qua các mao mạch của mách cũng được cải thiện, bảo vệ tốt, tăng thị lực. Một khi mắt được bảo vệ thì sẽ có thể hạn chế tổn thương do các gốc tự do. Từ đó làm chậm sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể, hạn chế và phục hồi tổn thương của võng mạch.

Trên đây là phần nào dễ gây ngộ độc hoa đậu biếc và những lưu ý khi dùng loại hoa này. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

By Nga Nga