so-cuu-nguoi-bi-ngat

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra sốt nên đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. Vậy có cách nào để sơ cứu người bị ngất? Lưu ý gì khi sơ cứu người bị ngất? 

Ngất là tình trạng cơ thể bị mất ý thức do huyết áp giảm khiến cho việc vận chuyển máu lên não bị gián đoạn. Não không được tim bơm đủ máu có oxy cũng sẽ dẫn đến tình trạng ngất xỉu.

Khi ngất sẽ có biểu hiện ngã xuống đất nhưng sẽ khác với bệnh động kinh vì khi họ ngã kèm theo các cơn co giật.

Thường bệnh nhân bị ngất sau thời gian ngắn sẽ hồi tỉnh và dễ dàng hồi phục lại trạng thái bình thường.

Nội dung tóm tắt

Nguyên nhân gây ngất xỉu

Hầu hết nguyên nhân dẫn đến ngất xỉu  là do cường đối giao cảm và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do gặp các yếu tố như cảm xúc quá  xúc động, mệt mỏi, thiếu máu hoặc phải đứng suốt thời gian dài.

Một số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngất xỉu như:

  • Các bệnh lý tim mạch: Khi nạn nhân đang nghỉ ngơi hoặc sau khi gắng sức sẽ có nguy cơ bị ngất. Thường những người có tiền sử mắc bệnh tim như ngưng tim, rối loạn nhịp tim, hẹp động mạch phổi, phình bóc tách động mạch chủ…
  • Xuất hiện các bất thường mạch máu não như đột quỵ, thiểu năng động mạch, đau nửa đầu Migraine, xoang cảnh có vấn đề…
  • Bên cạnh đó còn có một số các nguyên nhân khác gây ra như hạ canxi máu, hạ huyết áp tư thế, xuất hiện các cơn ho dữ dội, tăng thông khí quá mức, yếu tố về tâm lý…

Ngoài ra còn nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác dẫn đến tình trạng ngất xỉu mà chưa được liệt kê ở trên, bạn đọc thắc mắc hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

so-cuu-nguoi-bi-ngat1
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng ngất xỉu đột ngột

Dấu hiệu nhận biết ngất xỉu

Trường hợp sắp ngất xỉu sẽ xuất hiện các triệu chứng bao gồm:

  • Đầu óc choáng váng
  • Cơ thể nóng bừng.
  • Thị lực dần mờ đi.
  • Thính lực bị ảnh hưởng.
  • Sức lực đột ngột mất ý thức
  • Người bệnh bị ngất đi khập khiễng và kèm theo mồ hôi lạnh.
  • Trường hợp bị ngất xỉu do dây thần kinh phế vị hoạt động có thể xuất hiện các triệu chứng chuột rút, buồn đại tiện trước khi ngất.
  • Não được cung cấp nguồn máu và phục hồi bệnh nhân tỉnh lại và đi kèm với các triệu chứng như:
  • Cơ thể ngưng toát mồ hôi.
  • Bề mặt da hồng hào trở lại.
  • Nhịp tim đập nhanh.
  • Không tự chủ được việc đi vệ sinh.
  • Ngay khi thấy người xung quanh xuất hiện triệu chứng nghi ngờ ngất cần chú ý và thực hiện sơ cứu trong trường hợp cần thiết.

Cách sơ cứu cho người bị ngất

Một số cách sơ cứu khi nhận thấy có người bị ngất và cách xử lý khi cơ thể cảm thấy choáng. Bao gồm:

Trường hợp nhận thấy người khác bị ngất

Thấy một người ngất đột ngột sẽ có rất nhiều người tập trung lại để quan sát nhưng chính việc tập trung đông người gây ra bầu không khí ngột ngạt làm cho bệnh nhân càng khó thở hơn.

Lúc này mọi người không nên tập trung quá đông người và thực hiện các cách dưới đây để tiến hành sơ cứu cho người bệnh đúng cách, bao gồm:

  • Nên đặt người bệnh nằm ngửa và điều chỉnh tư thế để phần chân cao hơn đầu.
  • Kiểm tra và theo dõi người bệnh còn thở không? Có xuất hiện thương tích hay không. Nhận thấy bệnh nhân còn thở và không kèm theo thương tích gì nên nâng hai chân người bệnh lên cao hơn tim khoảng 25 – 30cm. Đối với những bệnh nhân bị thương nên tiến hành xử lý để giảm vết sưng hoặc cầm máu.
  • Nới lỏng quần áo không để bó sát với cơ thể, cởi bỏ thắt lưng, quần, ngực, cổ áo…
  • Tốt nhất nên để đầu của người bệnh quay sang bên nằm nghiêng để hạn chế nguy cơ lưỡi tụt vào cổ họng hoặc hít phải chất nôn làm tắc nghẽn đường thở.
  • Thấy người bệnh có dấu hiệu ngưng thở ngay lập tức cần tiến hành hô hấp nhân tạo. Ngay lập tức gọi cấp cứu nếu ngất trong khoảng 10 phút mà vẫn chưa tỉnh lại.

Trường hợp cơ thể bị choáng

Nhận thấy cơ thể không khỏe cùng với triệu chứng choáng váng mọi người nên chú ý một số cách dưới đây để hạn chế nguy cơ bị ngất đột ngột như:

  • Ngay lập tức tìm vị trí để ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi để hồi phục cơ thể và tỉnh táo trở lại. Tư thế tốt nhất là nên ngồi cúi gục mặt và đặt đầu ở giữa hai đầu gối.
  • Nên dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, tuyệt đối không nên đứng dậy nhanh để đề phòng trường hợp bị ngất xỉu đột ngột.
so-cuu-nguoi-bi-ngat
Lưu ý gì khi sơ cứu người bị ngất?

Xem thêm:

Lưu ý khi sơ cứu cho người bị ngất

Có rất nhiều các biện pháp dân gian để sơ cứu cho người bị ngất nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mọi người không được tự ý thực hiện bởi chưa có khoa học chứng minh hiệu quả và tính an toàn. Với những phương pháp áp dụng sai có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Theo chỉ định chuyên khoa để hỗ trợ tốt nhất cho người bị ngất bạn cần  lưu ý một số điều như:

  • Nhận thấy thân nhiệt của người bị ngất giảm hơn so với thân nhiệt của người khỏe mạnh nên đắp thêm cho họ một chiếc chăn ấm.
  • Cho  người bị ngất ngửi mùi dầu gió hoặc dầu nóng.
  • Thực hiện day ấn nhân trung mạnh và nhanh để nạn nhân có thể tỉnh lại trong thời gian chờ đợi xe cứu  thương hoặc lực lượng y tế đến.
  • Cho người bị ngất uống nước giải nhiệt, vẩy nước lạnh,…
  • Tại nơi có người ngất xỉu nên hạn chế tập trung đông người để tạo không gian thoáng khí họ sẽ dễ thở và hồi phục nhanh chóng hơn.
  • Không được gọi nạn nhân dậy ngay khi họ vừa ngất để hạn chế tối đa nguy cơ bệnh nhân sau khi tỉnh dậy lại bị ngất.
  • Tuyệt đối không được châm kim vào đầu các ngón tay của nạn nhân vì nếu không có đủ điều sát khuẩn thì nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ rất cao.

Hy vọng sau khi theo dõi bài viết ở trên bạn đọc đã biết cách sơ cứu người bị ngất và những lưu ý khi thực hiện sơ cứu, từ đó giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng, nguy hiểm đến sức khỏe người bị ngất.

By Mai Mai