X

Ngộ độc thực phẩm là gì và khi nào thực sự cần đi gặp bác sĩ

Ngộ độc thực phẩm thường được nhắc đến khá nhiều. Tuy nhiên để nắm rõ được ngộ độc thực phẩm là gì và khi nào thực sự cần đi gặp bác sĩ thì mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết ngay dưới đây.

Nội dung tóm tắt

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Tình trạng ngộ độc thực phẩm (hay ngộ độc thức ăn, trúng thực) xảy ra khi bạn ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh, hoặc do ăn phải thức ăn ôi thiu, nấm mốc.

Trường hợp bị trúng thực nhẹ, người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Nếu như có biến chứng nặng hơn thì người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám bệnh.

Bạn cần nhận biết đúng biểu hiện trúng thực để có cách xử lý kịp thời.

Triệu chứng thường gặp

Ngộ độc sẽ bị buồn nôn

Xem ngay: Thuốc Omeprul chữa bệnh gì để biết được chính xác về thuốc

Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm là gì?

Khi bạn gặp các triệu chứng này thì chắc chắn bạn sẽ bị ngộ độc:

  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng
  • Chán ăn
  • Đau cơ
  • Ớn lạnh
  • Ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Sốt

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn khó chịu trong ăn uống và gặp các vấn đề sức khỏe, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi bị ngộ độc nặng thì bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám, đặc biệt khi xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em:

  • Thường xuyên nôn mửa
  • Nhiệt độ trong miệng cao hơn 38,6oC
  • Mắt trũng, khát nước, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, cơ thể yếu trầm trọng, hoa mắt, chóng mặt
  • Nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày
  • Đau bụng dữ dội
  • Tầm nhìn bị mờ, cơ yếu và ngứa ran cánh tay
  • Tay hoặc chân lạnh
  • Thở nhanh hoặc thở dốc

Nguyên nhân gây bệnh

Cần tới ngay cơ sở y tế

Click ngay: bị chó cắn phải làm sao để biết cách giải quyết cụ thể

Bạn có thể bị ngộ độc nếu ăn phải thức ăn hoặc nước uống nhiễm độc tố, thường đến từ:

  • Thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc hóa chất
  • Nấm mốc phát triển từ thức ăn để lâu bị ôi thiu
  • Bản chất nguồn gốc thực phẩm chứa sẵn độc tố

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất và chế biến, thực phẩm cũng có khả năng bị nhiễm khuẩn bất cứ lúc nào, ví dụ như khi trồng, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển hoặc chuẩn bị.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thức ăn là gì?

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Mặc dù vậy, rủi ro ở một số người có thể cao hơn những người khác bởi các yếu tố như:

  • Tuổi tác: hệ miễn dịch của bạn bị yếu đi do quá trình tuổi cao lão hóa và không phản ứng lại với vi khuẩn gây hại.
  • Mang thai: quá trình mang thai dẫn đến một số thay đổi trong chuyển hóa và tuần hoàn, khiến bạn có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm. Trong quá trình mang thai thì phản ứng của bạn có thể sẽ tệ hơn.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: đây là lứa tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện.
  • Người mắc bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, bệnh gan hoặc HIV/AIDS.

Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm. Nếu nặng có thể gây nguy hại đến tính mạng. Vì thế, bạn hãy nắm rõ được triệu chứng của cơ thể mình để có thể tới ngay các cơ sở y tế thăm khám bệnh một cách cụ thể nhất.

Nga Nga:
Related Post