Rắn là loài động vật vô cùng nguy hiểm, nó có thể đe dọa đến tính mạng con người. Vậy người bị rắn cắn kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm các thông tin khi bị rắn cắn cần làm như thế nào?
Nội dung tóm tắt
Các loại rắn độc thường gặp
Có rất nhiều loại rắn độc khi cắn sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe trên thực tế có khoảng 15% các loài rắn có độc trên toàn thế giới.
Khi nạn nhân bị cắn sẽ để lại vết thương có dấu móc độc đặc trưng tiêm dưới da hoặc tiêm vào bắp thịt. Cụ thể các loài rắn độc thường gặp như:
Họ rắn hổ
Rắn hổ mang: Có cổ bạnh và phát ra âm thanh đặc trưng khi đe dọa hoặc tấn công. Có ở vùng rừng núi, trung du, đồng bằng hoặc ở gần khu dân cư.
Rắn hổ mang chúa: Cổ bạnh tuy nhiên không bạnh rộng có vảy lớn ở đỉnh đầu, ở vùng rừng núi, đồng bằng, trung du, hiện nay còn được nuôi ở nhiều nơi với kích thước khá dài và nặng tới vài chục cân.
Rắn cạp nong: Cạp nia, khoang đen, trắng rõ, khoang đen vàng thường sinh sống ở vùng trung du, khu vực gần nước, đồng bào.
Xem thêm:
Biểu hiện nhiễm độc
- Tại vùng vết cắn: Có dấu hiệu sưng đau, bị hoại tử đen ở vùng bị cắn, nhiễm trùng. Còn với vết cắn của rắn cạp nia, cạp nong sẽ không có gì quá đặc biệt.
- Toàn thân: Đau nhiều, mờ mắt, chân tay bị tê yếu, liệt toàn thân, khó thở… người bị cắn sẽ dễ bị tử vong hoặc tàn phế bởi các cơ nên gây ra khó thở vì thể sẽ đe dọa nhiều đến tính mạng.
Họ rắn lục
Rắn lục có đầu hình tam giác, mắt có con ngươi hình elip dựng đứng.
Rắn lục xanh: Loại rắn này có màu xanh lá cây và với nhiều mức độ khác nhau và đuôi màu đỏ. Thường sinh sống ở các vùng núi.
Rắn lục đất: Thân rắn có màu nâu hoặc giống màu cành cây khô. Loài rắn này sinh sống nhiều ở các cùng núi phía Bắc.
Rắn choàm quạp: Có thân màu nâu và thường sống ở vùng rừng phía Nam Việt Nam.
Biểu hiện nhiễm độc của rắn lục
- Vị trí vết cắn: Vết cắn nhỏ nhưng bị phù to, cứng và chảy dịch đỏ. Sau khi bị cắn khoảng 6 giờ toàn chi bị sưng to, tím. Sau đó khoảng 12 giờ chi bị hoại tử, da phồng rộp lên và hoại thư sau 2 – 3 ngày. Nguy hiểm đến tính mạng.
- Dấu hiệu toàn thân: Xuất hiện các triệu chứng như lo lắng, sợ hãi, ngất, chóng mặt, xuất huyết khắp nơi, rối loạn tiêu hóa, chảy máu và mất máu kéo dài sẽ gây ra tử vong.
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn
Đối với người bị rắn cắn việc sơ cứu sẽ giúp:
- Loại bỏ bớt nọc độc để từ đó làm chậm sự dịch chuyển từ vết cắn vào trong cơ thể.
- Ngăn chặn và xử trí tốt các biến chứng, bảo vệ tính mạng trước khi được chuyển đến các cơ sở y tế.
- Không làm hại đến người bệnh.
- Vận chuyển nhanh người bệnh đến cơ sở y tế điều trị.
- Tốt nhất ngay khi thấy người bị rắn cắn nên gọi ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời bằng các huyết thanh kháng nọc rắn.
Trong quá trình chờ sự giúp đỡ của các nhân viên y tế bạn có thể thực hiện các bước sơ cứu khi bị rắn độc cắn nhằm làm chậm và hạn chế nọc độc vào cơ thể như:
- Đặt người bị rắn cắn nằm với tư thế sao cho vùng bị rắn cắn thấp hơn mức tim.
- Tuyệt đối không để người bệnh tự đi lại vì như vậy sẽ làm nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn.
- Cởi bỏ đồ trang sức ở vị trí bị rắn cắn và như vậy sẽ không gây chèn ép lên vùng bị sưng nề.
- Băng ép bất động với loại rắn hổ, băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.
- Băng ép bất động với một số loại rắn hổ để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.
- Chú ý dùng băng chun giãn, băng vải, tự tạo từ khăn, quần áo, băng chặt nhưng không quá mức. Băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân dùng nẹp cứng như miếng gỗ, que, miếng bìa cứng để cố định chân, tay bị cắn.
- Nếu vết cắn là của rắn lục thì không nên bằng ép vì vết thương sẽ nặng hơn.
- Chỉnh nặn vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng sát trùng.
- Trường hợp người bệnh bị khó thở thì cần hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt, phương tiện y tế như máy thở xách tay, bóp bóng…
Tất cả các trường hợp bị rắn cắn ngay cả khi rắn có độc hay không độc đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện ít nhất trong khoảng 12 giờ đầu.
Người bị rắn cắn nên kiêng gì?
Để bảo vệ tính mạng sau khi bị rắn cắn thì cần chú ý kiêng một số điều như:
- Không sử dụng băng garo cột chặt vào vùng bị cắn làm đau nạn nhân vừa cản trở máu lưu thông đến các chi gây ra hoại tử và nguy hiểm.
- Không tùy tiện chườm lạnh, bôi hóa chất, đắp lá cây lên vết thương bị rắn cắn khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
- Tuyệt đối không nên tự ý chườm lạnh, bôi hóa chất, đắp lá cây… lên vết thương hoặc uống thuốc.
- Chú ý không rạch, đâm chích vết thương vì còn sẽ khiến nhiễm trùng nặng thêm.
- Không dùng thêm các đồ uống có caffein hoặc rượu vì sẽ làm gia tăng tốc độ hấp thu nọc độc của cơ thể.
Trên đây là những thông tin người bị rắn cắn nên kiêng gì nhằm đảm bảo an toàn tính mạng. Từ đó bài viết đã chia sẻ thêm nhiều thông tin hữu ích. Hãy truy cập thường xuyên chuyên mục này để có thêm các kiến thức đời sống khác.