X

Sơ cứu bỏng nước sôi như thế nào ? Cách xử lý vết bỏng tại nhà

Bỏng nước sôi là một trong những tai nạn thường gặp trong đời sống, thường gây đau rát, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách. Để giúp bạn xử lý vết thương hiệu quả, bài viết xin chia sẻ cách sơ cứu bỏng nước sôi cũng như xử lý vết bỏng tại nhà.

Nội dung tóm tắt

1. Hướng dẫn sơ cứu bỏng nước sôi đúng cách

Theo chia sẻ của những bác sĩ chuyên khoa bỏng, khi bị bỏng nước sôi, nạn nhân cần được ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát tối thiểu 15 phút và tối đã 30 phút. Người bị bỏng cần lưu ý  không được ngâm vùng bị bỏng vào nước đá vì tình trạng lạnh đột ngột có thể khiến nạn nhân bị co mạch, có thể bị bỏng lạnh. Đây là cách sơ cứu bỏng nước sôi sai lầm mà rất nhiều người mắc phải.

Khi bị bỏng nước sôi, cần ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát tối thiểu 15 phút và tối đã 30 phút

Những giải pháp sơ cứu vết thương được áp dụng cho từng trường hợp cụ thế như sau:

  • Bỏng ở mức độ 1

 Ngâm vết bỏng vào nước lạnh ít nhất 5 phút, sau đó thoa lên vết bỏng một lớp kem dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, thuốc mỡ kháng sinh.

 Sử dụng băng gạc nhẹ nhàng quấn lỏng quanh vết bỏng. Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Bỏng ở mức độ 2

 Ngâm vết bỏng vào nước ít nhất 15 phút. Có thể đắp vải ướt nhúng nước lạnh lên vết bỏng nhỏ 2-3 phút mỗi ngày, sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh.

Sử dụng băng gạc khô băng vết bỏng, thay băng mỗi ngày một lần. Chú ý rửa sạch tay trước khi rửa vết bỏng.

Kiểm tra vết bỏng hàng ngày xem có xuất hiện những dấu hiệu như sưng đau, đỏ hơn không. Không lột da từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng, không gãi.

 Sử dụng kem chống nắng trước khi ra bên ngoài vì vết bỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm.

  • Bỏng ở mức độ 3

 Loại bỏ vải vóc, trang phục… dính ở khu vực vết bỏng, không sử dụng nhúng vết bỏng vào nước hay bất cứ loại thuốc nào bôi lên vết bỏng.

Sau khi ngâm nước, cần băng bó vết bỏng đối với những vết thương nặng

Nâng phần bị bỏng lên cao hơn tim, có thể băng bằng băng ẩm, mát, sạch.

Với những trường hợp vết bỏng nặng và diện tích lớn, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức.

Có thể bạn quan tâm : Cách sơ cứu bỏng bô xe máy? Mẹo sơ cứu bỏng bô không để lại sẹo

2. Xử lý vết bỏng nước sôi tại nhà như thế nào?

Khi bị bỏng, cần xác định rõ tình trạng vết thương để có giải pháp xử lý phù hợp. Với những trường hợp bỏng nhẹ, bạn có thể sơ cứu và xử lý vết thương tại nhà. Dưới đây là một số cách xử lý vết bỏng tại nhà.

  • Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng được xem như một “thần dược” trị bỏng mà ít người biết đến. Khi bị bỏng nước sôi, lập tức bôi một ít lòng trắng trứng lên vùng da bị tổn thương. Cách này không chỉ làm mát da, giúp vết bỏng mau lành mà còn giữ cho vùng da bị bỏng tránh bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Khi cần rửa, chỉ cần để vết bỏng dưới vòi nước mát chảy nhẹ là phần lòng trắng trứng sẽ tự trôi đi.
  • Mật ong: Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong có tính chống viêm và kháng khuẩn. Băng mật ong có thể giúp sát trùng vết bỏng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Nó cũng có thể làm dịu da bị bỏng, làm giảm đau.

Với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, mật ong có tác dụng điều trị bỏng hiệu quả

  • Nha đam: Nha đam có tác dụng giảm cảm giác nóng rát, giúp vết thương không bị khô nứt.
  •  Khoai tây: Công dụng của khoai tây trong trị bỏng tương tự như nha đam. Lưu ý khoai tây phải gọt vỏ, rửa thật sạch, cắt lát mỏng rồi đắp lên vết bỏng.
  •  Kháng sinh :Khi nốt phồng rộp do bỏng bị vỡ thì có thể cần bôi kem hoặc mỡ kháng sinh. Kem kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa vết thương khỏi bị nhiễm trùng và giúp vết thương lành nhanh hơn.
  • Thuốc giảm đau không cần đơn : Những vết  bỏng độ I và độ II cũng gây đau cho đến khi liền, nên bạn có thể muốn dùng thuốc để giảm đau và sưng. Theo những bác sĩ chuyên khoa, Ibuprofen là một lựa chọn tốt về cả giảm đau lẫn chống viêm.
  • Tránh nắng : Giữ vết bỏng tránh nắng có thể giúp giảm đau và giảm nguy cơ bỏng nặng hơn. Nếu không thể tránh nắng, mặc quần áo thoải mái để che vết bỏng có thể giúp ích.

Trên đây là cách sơ cứu vết thương cũng như xử lý vết bỏng nhẹ tại nhà. Bài viết hi vọng đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Văn Lâm:
Related Post