Gãy xương cẳng tay cần được sơ cứu đúng cách để tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách sơ cứu gãy xương cẳng tay đơn giản, dễ thực hiện, bạn đọc hãy cùng đón đọc nhé.
Nội dung tóm tắt
Dấu hiệu nhận biết bị gãy xương tay
Gãy xương sẽ làm mất vận động và khiến cho người bệnh đau đớn. Căn cứ và mức độ nghiêm trọng và đặc điểm vết thương mà chia thành 2 loại gãy xương là: Gãy xương kín và gãy xương hở.
+ Gãy xương kín: Đây là tình trạng gãy xương phía bên trong các mô mềm khó có thể quan sát thấy mà sẽ nhận biết qua các triệu chứng như sưng tấy, gãy và không thể vận động.
+ Gãy xương hở: Xương bị gãy sẽ trồi ra bên ngoài gây ra ảnh hưởng đến mô mềm và cần điều trị các vết thương hở để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng xảy ra.
Mặc dù là tình trạng gãy xương hở hay kín đều cần được sơ cứu nhanh để giảm bớt cơn đau, chấn thương, da và các dây thần kinh, đồng thời phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Một số các dấu hiệu nhận biết gãy xương tay như:
- Xước xát ở vùng gãy xương kèm theo các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ.
- Không thể cử động cẳng tay, nếu dịch chuyển sẽ gây đau, khu vực bị gãy sẽ biến dạng bất bình thường.
- Tê nhức vùng bị thương kèm theo mất chức năng.
- Có trường hợp bị chọc xương ra bên ngoài và chảy nhiều máu.
Các dấu hiệu nhận biết gãy cẳng tay ở trên sẽ giúp bạn thực hiện sơ cứu gãy cẳng tay sớm đạt hiệu quả cao, kịp thời.
Cách sơ cứu gãy xương cẳng tay
Dưới đây là các bước để sơ cứu khi gãy xương cẳng tay
Cầm máu chỗ bị thương
Có những trường hợp bị va chạm, tai nạn hoặc vật nhọn đâm vào khiến cho tay bị chảy máu và gãy cẳng tay. Trước tiên bạn cần tìm cách cầm máu và sơ cứu gãy cẳng tay phù hợp nhất.
Nếu nhận thấy máu chảy nhiều thành tia là tình trạng đứt động mạch cần sử dụng garo cầm máu. Đặt garo sát với vị trí bị thương để bịt lại chỗ chảy máu. Khi thấy máu chảy ít hơn dùng băng ép để cầm máu lại.
Tiến hành vệ sinh vị trí gãy xương cẳng tay
Các vết thương kèm theo với tình trạng gãy xương cẳng tay cần sử dụng dung dịch Nacl 0,9%, thuốc tím để vệ sinh vị trí vết thương để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn. Khi vệ sinh không được đổ dung dịch vào chỗ gãy xương trực tiếp vì như vậy sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong.
Xung quanh vết thương lau nhẹ nhàng để vệ sinh và gắp các dị vật còn dính trên vị trí gãy xương nếu có bằng các sản phẩm sát khuẩn như thuốc đỏ, cồn i ốt, Betadin 10%…
Thực hiện băng ép
Để băng ép vết gãy xương cẳng tay cần chuẩn bị 2 nẹp gỗ, băng cuộn, bông gạc, băng tam giác, thuốc chống sốc. Tốt nhất nên đặt người bệnh ở tư thế dễ chịu và tiện cho việc băng ép.
- Bước 1: Thêm người đỡ bệnh nhân
Người phụ băng cần đứng trước bệnh nhân để đỡ phần trên và dưới ổ gãy. Khi một tay đỡ khuỷu tay, tay còn lại nắm nhẹ bàn tay của nan nhân để đưa theo trục chi và cũng tránh cho người bị gãy xương để họ không ngã đột ngột.
- Bước 2: Nẹp và băng cẳng tay
Khi băng tuyệt đối không được căn chỉnh lại xương hay đẩy xương bị lìa dính ra vì sẽ gây ra đau đớn và nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Người thực hiện cần để cẳng tay vuông góc với cánh tay và sát theo thân mình và cố định nẹp từ lòng bàn tay đến phần khuỷu tay, phía bên ngoài nẹp từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu.
Tiếp đến nẹp bàn tay và cả thân cẳng tay cho ổn định hơn, hạn chế cử động mạnh vì sẽ gây nguy hiểm cho phần xương.
Dùng đệm lót vào chỗ 4 đầu nẹp, mặt trước cổ tay, khuỷu tay, mu tay để nẹp gỗ không gây đau hay tổn thương đến vùng bị gãy hoặc xước hay đang chảy máu. Nẹp cố định vào chi với 2 đường băng, đường băng cố định ở cổ tay theo kiểu băng số 8. Băng vết thương găng tay nhưng cần tăng các vòng băng tròn quanh nẹp để chắc chắn.
Ở khuỷu tay cần cố định đường băng theo kiểu số 8 kép và giống như băng vết thương nếp gấp khuỷu và treo tay trước ngực hơi vuông với cánh tay, bàn tay ở tư thế nhẹ nhàng hơn với nạn nhân.
Độn thêm bông vào các đầu nẹp và vùng tỳ đè để không bị thêm nhiều các tổn thương. Tiếp đến dùng những băng cuộn cố định hai nẹp với nhau từ trên chỗ gãy, dưới chỗ gãy, bàn tay. Nhẹ nhàng đỡ tay nhân nhân và gấp 90 độ so với cánh tay và dùng băng cuộn đỡ cẳng tay và vòng qua cổ của người bị gãy tay.
Xem thêm:
- Cách sơ cứu người bị ngất? Lưu ý gì khi sơ cứu người bị ngất?
- Hướng dẫn sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà đúng cách, kịp thời
- Bước 3: Kiểm tra băng nẹp đủ chặt chưa
Sau khi đã băng xong nên kiểm tra nhiệt độ bàn tay nếu đủ ấm, màu sắc ngón tay không bị tím. Trường hợp nếu ngón tay bị tím hoặc thâm thì bạn đã băng quá chặt và cần nới lỏng ra để máu lưu thông được tốt hơn.
Hoàn thành các bước sơ cứu khi bị gãy cẳng tay cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được xử lý và chăm sóc đúng cách. Khi di chuyển cũng cần lưu ý không để nạn nhân bị va chạm ảnh hưởng đến vùng tổn thương.
Lưu ý gì khi sơ cứu cho người gãy xương cẳng tay
Một số điều cần lưu ý khi sơ cứu cho người bị gãy xương cẳng tay như:
- Tuyệt đối không được cố ấn sâu vào vùng tổn thương để xác định gãy xương vì như vậy sẽ gây sốc và khiến cho người bị gãy xương cẳng tay cảm thấy đau đớn.
- Không nên kéo xương để cẳng tay bị gãy về trục thẳng để cố định. Nên cố định tại vị trí cảm thấy ít đau nhất bởi đó là tư thế gãy.
- Cần kiểm tra tình trạng lưu thông của mạch máu ở cẳng tay sau khi băng bó sơ cứu.
- Trước và sau khi sơ cứu vết thương hở luôn được đảm bảo rằng vô khuẩn bằng cách rửa tay và đeo găng tay để giữ an toàn, hạn chế nhiễm trùng xảy ra.
Trên đây là những chia sẻ về phương pháp sơ cứu gãy xương cẳng tay, hy vọng từ đó biết cách thực hiện theo đúng kỹ thuật, không làm nghiêm trọng tình trạng gãy xương.