X
    Categories: Thuốc

Thuốc Cerebrolysin có công dụng gì? Cách dùng và liều dùng

Thuốc Cerebrolysin dùng nhiều tại quốc gia châu Âu và châu Á. Thuốc dùng trong việc chữa bệnh về chấn thương sọ não, chứng sa sút trí tuệ, đột quỵ. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ liều dùng và cách dùng của thuốc.

Nội dung tóm tắt

1. Thông tin cơ bản về thuốc  Cerebrolysin

Tên biệt dược thường dùng: Cerebrolysin

Nhóm thuốc thuộc: Dinh dưỡng thần kinh bao gồm các acid amin và peptide

Dạng bào chế: Dung dịch tiêm

Các thành phần thuốc chính bao gồm: acid amin và peptide từ não lợn chiếm khoảng 15% trọng lượng khô của thuốc các peptide và 85% còn lại là các acid amin. Mỗi một ml thuốc Cerebrolysin có chứa 212,2 mg tinh chất peptide từ não của lợn.

2. Tác dụng của thuốc Cerebrolysin 

Thuốc Cerebrolysin được đánh giá cao về loại thuốc thần dược bổ não.Thuốc được dùng rất tiện lợi khi điều chế dưới dạng dung dịch để tiêm tĩnh mạch hoặc truyền vào cơ thể.

Thuốc Cerebrolysin thuộc nhóm thuốc dinh dưỡng cho thần kinh, tác dụng chính bảo vệ sự tồn tại của thần kinh và giúp phục hồi hệ thần kinh nhanh hơn. Hiện thuốc được dùng đặc trị cho bệnh về tổn thương tế bào não, suy tim, đột quỵ, sung huyết. Tuy nhiên thuốc vẫn được dùng cho bệnh liên quan đến não bộ cụ thể bệnh mất trí nhớ ở người già, bệnh thiếu máu não.

Thuốc Cerebrolysin hiệu quả tốt cho các căn bệnh về não

3. Thuốc Cerebrolysin và trường hợp chỉ định sử dụng

Các trường hợp chỉ định sử dụng thuốc Cerebrolysin gồm:

  • Trường hợp bị tắc nghẽn mạch máu não và xuất huyết máu não.
  • Trường hợp bị mắc bệnh Alzheimer.
  • Trường hợp bị chứng đột quỵ.
  • Trường hợp bị chấn thương sọ não.

Thuốc chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị bị suy thận cấp hay người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

➤ Xem thêm: Những thông tin cần nắm rõ khi sử dụng thuốc Coveram

4. Liều dùng thuốc Cerebrolysin

Thông tin liều dùng dưới đây dựa trên lượng dùng phổ biến, thường dùng. Tuy nhiên hiệu quả tốt nhất khi bạn dùng theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

  • Người lớn

Điều trị bằng phương pháp tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch thường dùng từ 10 đến 20 ngày. Từng trường hợp bệnh nhân khác nhau sẽ được chỉ định dùng thuốc khác nhau:

Bệnh nhân đột quỵ hay chấn thương não, tủy sống dùng 5ml đến 50ml.

Bệnh nhân bị bệnh trầm cảm, Alzheimer, suy giảm trí nhớ, bệnh liên quan mạch máu thường dùng 5ml đến 30ml.

Bệnh nhân có tổn thương cấp như bị đột quỵ, thiếu máu cục bộ, biến chứng sau phẫu thuật dùng 10ml đến 50ml.

  • Trẻ em

Bệnh nhân có tiền sử căn bệnh về não bộ, thường dùng 0,1 – 0,2 ml/kg.

Thời gian thuốc Cerebrolysin được khuyên dùng khoảng 4 tuần cho mỗi đợt liệu trình và đợt tiêm nhắc lại sau 6 tháng dừng thuốc. Thời gian dùng thuốc còn phụ thuộc vào phản ứng của bệnh nhân với thuốc, mức độ nặng nhẹ của bệnh, tuổi tác.

Bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng, không được ngừng thuốc tự ý, tất cả theo chỉ định từ bác sĩ điều trị. Có thể duy trì mỗi ngày 1 lần, mỗi 2 ngày tiêm 1 mũi.

Người bệnh cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

5. Tác dụng phụ của thuốc Cerebrolysin

Sử dụng thuốc Cerebrolysin có thể gây ra một số tác dụng phụ như :

  • Đổ mồ hôi, chóng mặt.
  • Đau đầu, đau ở cổ, chân tay, lưng dưới.
  • Khó thở, mất ngủ
  • Huyết áp tăng hoặc giảm.

Có nhiều trường hợp tác dụng phụ khác nhau tùy theo phản ứng từ cơ thể bệnh nhân cũng như phương pháp dùng.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Cerebrolysin

Một số lưu ý quan trọng bạn cần biết khi dùng thuốc gồm:

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào từ thuốc đều phải kê khai với bác sĩ
  • Dị ứng với thức ăn, thuốc nhuộm hay chất bảo quản, động vật nào cũng nên báo với bác sĩ trước khi dùng thuốc
  • Đặc biệt chú ý khi dùng cho trẻ nhỏ hay người cao tuổi
  • Với phụ nữ mang thai hay trong thời gian cho con bú hãy dùng theo chỉ định sát sao từ bác sĩ

7. Bảo quản thuốc Cerebrolysin

Hãy để thuốc tránh xa khỏi tầm tay của trẻ nhỏ, thuốc bảo quản nơi có nhiệt độ thấp hơn 25°C. Thời hạn sử dụng khi chưa mở nắp là 5 năm.

Thông tin cơ bản về thuốc bạn cần quan tâm. Hy vọng giúp bạn biết được nhiều hơn về tác dụng, cách dùng, liều lượng thuốc cũng như chú ý hơn trong quá trình sử dụng thuốc. 

Văn Lâm:
Related Post