X

Ngộ độc thủy ngân là gì và các biện pháp điều trị ngộ độc thủy ngân

Thủy ngân là kịm loại có độc tính cao, nếu tiếp xúc với quá nhiều thủy ngân chúng ta có thể bị ngộ độc và gặp các triệu chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy ngộ độc thủy ngân, các biện pháp điều trị khi bị ngộ độc là gì? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Nội dung tóm tắt

Ngộ độc thủy ngân là gì

Tiếp xúc hạn chế với thủy ngân được cho là an toàn, nhưng nếu thủy ngân độc tích tụ nhiều sẽ rất nguy hiểm. Tiêu thụ thực phẩm hoặc sống trong môi trường ô nhiễm thủy ngân có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc thủy ngân. Các nguyên nhân gây ngộ độc thủy ngân cụ thể là do:

  • Ăn hải sản nhiễm độc;
  • Không khí độc hại ở khu vực nhà máy sản xuất, chế biến công nghiệp;
  • Tiếp xúc nhiệt kế bị vỡ và máy đo huyết áp cũ, hỏng;
  • Kỹ thuật trám răng bạc truyền thống;
  • Làm các công việc có liên quan.
Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thủy ngân

Xem thêm: Ngộ độc rượu là gì?

Phơi nhiễm với hàm lượng thủy ngân cao có thể khiến một người gặp phải nguy cơ chịu đựng những biến chứng lâu dài, bao gồm:

  • Tổn thương thần kinh, đặc biệt ở trẻ em vẫn đang phát triển;
  • Giảm số lượng tinh trùng cũng như khả năng sinh sản;
  • Nguy cơ dị dạng và giảm tỷ lệ sống sót của thai nhi;
  • Hạn chế tăng trưởng và kích thước của trẻ sơ sinh;
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Các biện pháp điều trị bệnh Ngộ độc thủy ngân

Hồi sức cấp cứu

– Ngộ độc qua đường hô hấp: Cần theo dõi chặt chẽ trong vài giờ để đánh giá tình trạng viêm phổi cấp tính hoặc phù phổi cấp và xử trí kịp thời.

– Ngộ độc thủy ngân vô cơ: Đánh giá tổn thương viêm dạ dày ruột nặng và điều trị sốc nếu có.

– Ngộ độc thủy ngân hữu cơ: Chủ yếu đánh giá và điều trị triệu chứng.

Thuốc điều trị

– Thủy ngân kim loại: Dùng Succimer (DMSA) hoặc axit 2,3-dimercapto-1-propanesulfonic (DMPS) để tăng cường bài tiết thủy ngân qua nước tiểu. Penicillamine cũng có thể tham gia điều trị nhưng nó có nhiều tác dụng phụ hơn trong khi việc thải trừ thủy ngân lại kém hiệu quả hơn.

– Thủy ngân vô cơ: Trong vài phút hoặc vài giờ sau khi uống nếu được sử dụng DMPS tĩnh mạch hoặc dimercaprol (BAL) tiêm bắp có thể giảm hoặc tránh tổn thương thận nặng. Cần sử dụng thuốc sớm tránh việc chờ kết quả xét nghiệm.

– Thủy ngân hữu cơ: Dùng DMSA, N-acetylcysteine cũng có thể làm giảm nồng độ thủy ngân trong các mô, bao gồm cả não.

– BAL có tác dụng phân bổ thủy ngân từ cơ quan khác tới não, do đó trong trường hợp ngộ độc thủy ngân hữu cơ cần tránh sử dụng BAL.

​Các biện pháp khử nhiễm

Cách xử lý khi bị ngộ độc thủy ngân

Xem thêm: Biểu hiện ngộ độc paracetamol

– Ngộ độc do hít phải thủy ngân: Đưa nạn nhân ra khỏi vùng phơi nhiễm ngay và cho thở oxy nếu cần. Và vì chỉ cần lượng nhỏ hơi thủy ngân tràn ra vài phút cũng có thể gây nguy hiểm trong không khí nên cần che chỗ rò bằng lưu huỳnh dạng bột và cẩn thận dọn dẹp các đồ bị ngấm thủy ngân.

– Nuốt phải thủy ngân đơn chất: Nếu chỉ uống một lượng nhỏ thì không cần rửa dạ dày. Trường hợp nhiễm độc mạn tính hoặc nhiễm độc ở người có giảm nhu động ruột, thủng ruột… cần rửa toàn bộ ruột hoặc có thể cắt bỏ ruột ở trường hợp ngộ độc nặng nề.

– Nuốt phải muối thủy ngân vô cơ: Sử dụng than hoạt nhưng tránh bị nôn mửa. Cân nhắc rửa dạ dày.

– Nuốt phải muối thủy ngân hữu cơ: Sau khi uống cấp tính cần rửa dạ dày ngay và cho uống than hoạt. Ngừng cho con bú nhưng vẫn vắt bỏ sữa để tăng thải thủy ngân.

Các biện pháp khác

– Lọc máu hoặc dùng than hoạt đa liều không có hiệu quả nhiều trong việc thải thủy ngân vô cơ, nhưng việc lọc máu có ích trong điều trị suy thận nếu có.

– Ở bệnh nhân ngộ độc methyl mercury mãn tính thì có thể sử dụng polythiol để tăng cường đào thải thủy ngân bằng cách gián đoạn tuần hoàn ruột.

Mong rằng với các thông tin trên, bạn sẽ không còn chủ quan khi đối mặt với chất độc hại này. Nếu phát hiện người bị ngộ độc thủy ngân và bệnh ngày càng nghiêm trọng, hãy đưa họ đến bệnh viện ngay nhé.

Huệ Nguyễn:
Related Post