so-cuu-nguoi-bi-dot-quy2

Bệnh nhân bị đột quỵ nếu được sơ cứu sớm và đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ tổn thương não bộ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Đột quỵ hay còn gọi là tình trạng tai biến mạch máu não đây là tình trạng rối loạn tuần hoàn máu não khiến cho tế bào não ở khu vực nhất định không được cung cấp đủ oxy và chất thiết yếu từ máu.

Nếu thời gian đột quỵ não càng dài thì số lượng tế bào não ảnh hưởng càng lớn và chết dần theo thời gian. Có thể thấy rằng thời gian  trở thành yếu tố quyết định rất lớn đến tính mạng của người bị đột quỵ bởi vậy việc sơ cứu đúng cách sẽ giúp tái lập tuần hoàn máu sớm và giảm số lượng tế bào não chết.

Nội dung tóm tắt

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm

Hội tim mạch Mỹ và nhiều tổ chức Y tế lớn khác đều sử dụng đến quy tắc BE FAST để nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh đột quỵ từ đó có cách sơ cứu nhanh chóng, kịp thời. Cụ thể như:

  • B: Người bệnh đột nhiên khó giữ thăng bằng, đầu đau dữ dội, chóng mặt và ít có khả năng phối hợp với các động tác khác.
  • E: Thị lực của người bệnh bị ảnh hưởng mờ một mắt hoặc cả 2 bên mắt.
  • F: Nhận thấy mặt người bệnh bị liệt, méo miệng, nụ cười méo mó khi người bệnh cười.
  • A: Tay, chân bị tê liệt, cử động khó khăn. Người bệnh không thể giơ hai tay lên cùng một lúc chính là dấu hiệu  dễ dàng nhận biết nhất.
  • S: Người bệnh gặp tình trạng khó nói, phát âm không rõ, giọng nói bất thường và khó để lặp lại câu mà mình vừa nói.

Bên cạnh đó người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh khu trú như:

  • Xuất hiện các biểu hiện vụng về hoặc liệt.
  • Liệt đối xứng.
  • Khó nuốt.
  • Rối loạn thăng bằng.
  • Liệt dây thần kinh trung ương số 7.
  • Có triệu chứng chóng mặt, rung giật nhãn cầu.
  • Gặp khó khăn khi mặc quần áo, chải tóc, đánh răng, quên hoặc khó để định hướng trong không  gian.
  • Rối loạn cơ vòng, rối loạn ý thức.

Hầu hết những người mắc tình trạng đột quỵ sẽ xuất hiện các triệu chứng ở trên. Chính vì vậy ngay khi nhận thấy một trong các dấu hiệu của đột quỵ cần gọi cấp cứu để hạn chế tới mức tối đa những di chứng có thể xảy ra.

so-cuu-nguoi-bi-dot-quy3
Sơ cứu đúng cách sẽ
giúp bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân đột quỵ

Biến chứng nguy hiểm khi bị đột quỵ?

Khi bị đột quỵ không kịp thời xử lý và sơ cứu sẽ khiến cho vùng não bị tổn thương và tùy thuộc vào mức độ mà người bệnh dễ gặp phải các di chứng như:

  • Trong vận động người bệnh sẽ gặp khó khăn do bị liệt nửa người hoặc các chi dưới.
  • Xuất hiện tình trạng rối loạn nhận thức, không tỉnh táo, sa sút trí tuệ.
  • Ngữ âm, giọng nói, âm điệu bị  biến đổi và khó biểu đạt được suy nghĩ thành những lời nói.
  • Thị lực bị ảnh hưởng mờ một bên hoặc cả hai bên mắt. Trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến mù lòa một phần hoặc toàn bộ cả hai mắt.
  • Tiểu khó, bí tiểu, đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
    Tất cả những biến chứng của bệnh đột quỵ đều nguy hiểm đến sức khỏe, tinh thần của cả người bệnh và người nhà. Ngoài ra còn gây tổn thất về tài chính cho cả gia đình người bệnh và xã hội.

Hướng dẫn sơ cứu người bị đột quỵ đúng cách, kịp thời

Thời gian vàng để cứu chữa cho người mắc tình trạng đột quỵ là từ 3 – 6 tiếng. Nếu thời gian kéo dài các tế bào não chết đi ngày càng gia tăng. Với mỗi phút người bệnh sẽ mất đi hơn 1,9 triệu neuron và 13,8 tỷ synap thần kinh. Người bệnh càng được đưa đến cơ sở y tế sớm thì cơ hội hồi phục điều trị càng cao.

Cách sơ cứu đột quỵ tại nhà đúng cách sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong. Nên ngay sau khi phát hiện người bệnh xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ cần thực hiện theo các bước cụ thể như:

  • Gọi người trợ giúp và ngay lập tức gọi điện thoại cấp cứu 115;
  • Thời gian chờ đợi cấp cứu đến cần theo dõi chặt chẽ người bệnh để phát hiện những thay đổi bất thường.
  • Đặt bệnh nhân nằm nghiêng để an toàn nhất để phần đầu và lưng của bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể để phòng tránh bị sặc đường thở. Nếu bệnh nhân nằm ngửa lưỡi bị tụt xuống họng gây bít tắc đường thở hoặc dễ dàng hít phải chất nôn vào phổi gây suy hô hấp như vậy sẽ rất nguy hiểm.
  • Nên mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp của người bệnh. Đối với bệnh nhân đã ngừng tim có thể tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
  • Nếu nhận thấy người bệnh có triệu chứng co  giật nên lấy chiếc đũa quấn lớp vải để ngáng ngang miệng không cho người bệnh cắn vào lưỡi.
  • Trong trường hợp người bệnh ngừng tim thì tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực;
  • Nên ghi chú đến những loại thuốc người bệnh dùng hoặc mang theo đơn thuốc bên mình.

Trường hợp người bệnh vẫn tỉnh táo nên cố gắng trò chuyện với người bệnh và đặt người bệnh nằm ở tư thế thoải mái nhất. Ngoài ra trong thời gian sơ cứu tuyệt đối không được cho người bệnh ăn uống bất cứ đồ gì nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

so-cuu-dot-quy
Gọi điện cho đội ngũ y tế ngay khi phát hiện người bị đột quỵ

Xem thêm:

Lưu ý khi sơ cứu đột quỵ tại nhà

Trong quá trình thực hiện sơ cứu cho người bị đột quỵ cần lưu ý một số điều dưới đây:

– Tuyệt đối không nên di chuyển người bệnh đến vị trí khác, tốt nhất nên để người bệnh nằm yên tại chỗ, nới lỏng quần áo và với tư thế thoải mái nhất.

– Người bị đột quỵ cổ họng có thể bị liệt không nuốt được nên tuyệt đối không được cho họ uống bất cứ thuốc gì vì có thể gây ngạt.

– Không tự ý cho người bệnh sử dụng thuốc Aspirin khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tình trạng chảy máu trong.

– Không cạo gió, cắt lễ, cúng bái… mà phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Tuyệt đối không tự ý sơ cứu bằng các phương pháp dân gian như dùng kim chích 10 đầu ngón tay, ngón chân, cạo gió,… vì sẽ gây nguy hiểm cho người đột quỵ.

Hy vọng sau khi theo dõi bài viết ở trên bạn đọc đã biết cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà từ đó giảm thiểu tối đa tình trạng tử vong do đột quỵ gây ra.

By Mai Mai