Khi mang thai mà bị chó cắn là điều không ai mong muốn xảy ra. Tuy nhiên mẹ bầu cần hết sức lưu ý tiêm phòng cẩn thận để tránh nguy hiểm. Có bầu bị chó cắn có sao không, có ảnh hưởng đến bé không? Mời các bạn cùng tham khảo bài tổng hợp dưới đây.
Nội dung tóm tắt
1. Bị chó cắn khi mang thai cần phải làm gì?
1.1 Trường hợp chó cắn không bị chảy máu
Trường hợp này, vết thương chỉ trầy xước nhẹ thì không cần đến bệnh viện có thể sơ cứu tại nhà và theo dõi.
Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh.
Sau đó dùng nước sát khuẩn để vệ sinh vùng tổn thương (cồn 70 độ, dung dịch iod hoặc nước muối loãng). Sau khi sát khuẩn xong, dùng miếng vải mỏng băng nhẹ lại, tránh băng chặt kín vết thương.
Xem thêm: Bị chó cắn kiêng ăn gì?
1.2 Trường hợp chó cắn bị chảy máu
Cần lập tức nâng cao vùng vết thương, giúp cầm máu tốt hơn.
Tiến hành rửa vết thương bằng nước sạch, sát khuẩn và tiến hành cầm máu: Đặt 3 miếng gạc Y tế lên vết thương rồi chờ trong vòng 7 phút rồi đặt thêm miếng gạc khác. Các mẹ nên giữ miếng gạc đó cho đến khi máu ngừng chảy.
Băng vết thương lại nhẹ nhàng để tránh nhiễm trùng bụi bẩn và đồng thời làm giảm cơn đau ở vết cắn. Nếu máu chảy nhiều dùng dây thun và garô xung quanh vết thương. Rồi nhanh chóng đưa mẹ bầu đến cơ sở y tế gần nhất để bác sỹ can thiệp kịp thời.
Click ngay: Hướng dẫn cách xử lý tại nhà trong trường hợp bé bị chó cắn
2. Có bầu bị chó cắn có sao không?
Nếu mẹ bầu gặp phải các tình trạng sau nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám chữa kịp thời.
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Vết cắn sâu
- Khó cầm máu
- Mưng mủ
Có bầu bị chó cắn có ảnh hưởng đến bé không? Bị chó cắn khi đang cho con bú có sao không? Trường hợp mẹ bị chó cắn vết trầy xước nhẹ và sơ cứu kịp thời thì không gây hại gì đến bé. Nhưng nếu bị chó dại cắn và bị lây bệnh dại thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé.
Sau khi rửa chỗ cắn đúng quy cách và tiêm phòng vắc-xin. Bà bầu bị chó cắn và nghi dại cắn cần đến khám bác sĩ ngay. Bên cạnh đó cần được xử lý vết thương (nếu vết cắn rộng, sâu, hay ở vị trí gần thần kinh trung ương như mặt, cổ, hay vết thương gần mạch máu).
Tùy theo bà bầu ở thai kì nào, tình trạng và vị trí vết thương để bác sỹ có xử trí thích đáng: Cầm máu, khâu vết rách, kháng sinh chống nhiễm trùng, phòng bệnh uốn ván, tình hình thai nhi… để mang lại an toàn nhất có thể cho mẹ và con.
3. Bà bầu có tiêm phòng dại được không?
Việc tiêm phòng dại là biện pháp duy nhất phòng ngừa virus bệnh dại cho mẹ và con.
Cả mẹ và con đều có nguy cơ tử vong nếu bị chó dại cắn. Việc tiêm vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại là biện pháp duy nhất để cứu chữa cho mọi trường hợp nhiễm virus bệnh dại cho đến hiện nay.
Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai và trẻ em mới sinh vẫn có thể tiêm phòng dại khi nhận được chỉ định và theo dõi của bác sỹ chuyên khoa sau khi tiêm vắc – xin phòng bệnh dại đặc hiệu.
Vắc-xin ngừa bệnh dại đã được điều chế dạng đặc biệt chỉ định cho phụ nữ có thai trong nhiều năm gần đây. Vẫn chưa có trường hợp nào ghi nhận về hiện tượng kháng thuốc sau khi tiêm.
Có bầu bị chó cắn có sao không? Trên đây là một số lưu ý khi mẹ bầu bị chó cắn. Hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.