Ngộ độc là vấn đề vô cùng nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được xử lý kịp thời. Chì là một kim loại nặng và có tính gây độc mạnh. Cùng tìm hiểu các triệu chứng ngộ độc chì và nguyên nhân dẫn đến vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

Các triệu chứng của ngộ độc chì

Triệu chứng ngộ độc chì ở trẻ em

  • Thiếu máu.
  • Suy chức năng thận.
  • Tê hoặc châm chích đầu chi.
  • Mất cảm giác ngon miệng.
  • Sụt cân.
  • Lờ đờ và mệt mỏi.
  • Đau bụng.
  • Chậm phát triển.
  • Giảm chỉ số IQ.
  • Vàng da.
  • Khó khăn trong việc học tập.
  • Dễ cáu gắt.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Táo bón.
  • Mất thính giác.
  • Ăn đồ vặt (không phải thức ăn).

Triệu chứng ngộ độc chì ở trẻ sơ sinh

Cac-trieu-chung-ro-ret
Các triệu chứng rõ rệt

Xem ngay: ngộ độc cấp tính là gì để biết cách xử lý

Thai nhi tiếp xúc với chì trong bụng mẹ trước khi sinh có thể:

  • Bị sinh non.
  • Có cân nặng lúc sinh thấp hơn.
  • Chậm phát triển.

Triệu chứng ngộ độc chì ở người lớn

Mặc dù trẻ em có nguy cơ cao nhưng ngộ độc chì ở người lớn cũng có thể nguy hiểm. Các triệu chứng ở người lớn bao gồm:

  • Đau bụng thường là dấu hiệu đầu tiên nếu nuốt phải một lượng lớn chì.
  • Tăng huyết áp.
  • Giảm số lượng tinh trùng và tinh trùng bất thường.
  • Sảy thai, thai lưu hoặc sinh non.
  • Khó ngủ.
  • Đau, tê và cảm giác châm chích ở đầu chi.
  • Đau cơ và đau khớp.
  • Khó khăn trong việc ghi nhớ hoặc tập trung.
  • Đau đầu.
  • Tính khí thất thường.
  • Thiếu máu.
  • Ảo giác.
  • Miệng có vị kim loại.

Người lớn có thể bị bệnh gout, hội chứng ống cổ tay và giảm khả năng thụ tinh.

Các triệu chứng nặng khi ngộ độc chì ở mức độ cao

  • Chuột rút và đau bụng dữ dội.
  • Nôn ói.
  • Hôn mê.
  • Bệnh não, biểu hiện bởi các triệu chứng lú lẫn, hôn mê và co giật.
  • Yếu cơ.
  • Đi đứng không vững, loạng choạng.
  • Co giật.

Khi xuất hiện các triệu chứng nặng, hãy liên hệ ngay với phòng cấp cứu gần nhất. Đảm bảo cung cấp các thông tin sau đây cho nhân viên cấp cứu:

  • Tuổi.
  • Cân nặng.
  • Thời gian ngộ độc xảy ra.
  • Nguồn chì gây ngộ độc.
  • Số lượng nuốt phải.

Các nguyên nhân gây ngộ độc chì

Nguyen-nhan-den-tu-cuoc-song
Nguyên nhân đến từ cuộc sống

Click ngay: ngộ độc củ bình vôi để biết những lưu ý quan trọng

Các nguồn chứa chì khác

Chì thỉnh thoảng có thể được tìm thấy ở:

  • Đất. Các phân tử chì từ dầu khí hoặc sơn ngấm vào đất và có thể đọng lại đó nhiều năm. Đất ở gần các bức tường của khu nhà cũ có thể chứa chì.
  • Mỹ phẩm. Một số loại bút kẻ mắt có chứa nồng độ chì cao.
  • Nghề nghiệp. Những người làm việc ở các cơ sở sửa chữa ô tô, khai quật mỏ, sửa ống nước, sản xuất pin, vẽ tranh, xây dựng tiếp xúc với chì, dính trên quần áo và mang về nhà.
  • Các bài thuốc thảo dược hoặc dân gian. Ngộ độc chì đã được tìm thấy ở một số bài thuốc của Tây Ban Nha, cũng như ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước khác.
  • Kính màu. Làm kính màu liên quan đến sử dụng các chất hàn chì.
  • Đạn chì. Thời gian ở các trường bắn có thể dẫn đến tiếp xúc với chì.
  • Bụi. Bụi từ sơn chì hoặc đất nhiễm chì mang từ bên ngoài vào.
  • Đồ gốm. Gốm tráng men hoặc đồ sứ có thể chứa chì và dính vào thức ăn đựng trong đó.
  • Đồ chơi. Chì thỉnh thoảng được tìm thấy trong đồ chơi và các sản phẩm nhập khẩu khác.

Sơn chì

  • Các loại sơn chì dùng cho nhà ở, đồ chơi trẻ em và nội thất đã bị cấm từ năm 1978. Tuy nhiên, sơn chì vẫn còn ở trên tường và đồ gỗ ở các ngôi nhà và căn hộ cũ. Hầu hết ngộ độc chì ở trẻ em do đưa tay hoặc đồ vật dính sơn chì vào miệng.
  • Ống nước và các sản phẩm đóng hộp nhập khẩu
  • Ống chì, những đồ vật được hàn chì có thể phân tán các phân tử chì vào nước máy. Các thực phẩm đóng hộp hàn chì đã bị cấm nhưng vẫn còn được sử dụng ở một số quốc gia.

Trên đây là các triệu chứng ngộ độc chì và nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

By Nga Nga