Tình trạng bị ong đốt là tai nạn thường gặp, nhưng một số trường hợp sẽ bị nhiễm trùng, sốc phản vệ… Nguyên nhân là do bạn chưa biết cách sơ cứu khi bị ong đốt giúp hạn chế nguy cơ tác động đến cơ thể. Các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
1. Bị ong đốt gây nguy hiểm như thế nào?
Tình trạng bị ong đốt không phải hiếm gặp nhưng có thể khiến nạn nhân rơi vào khủng hoảng. Hầu hết mọi người đều lo lắng tìm kiếm thuốc bôi cho bớt sưng, bớt nhức mà chủ quan với biến chứng nguy hiểm gồm: Sốc phản vệ, nhiễm trùng,… ảnh hưởng đến tính mạng.
Tùy vào loại ong, số lượng vết đốt từ ong mà nạn nhân tổn thương từ nhẹ đến nặng. Trong tự nhiên, ong có rất nhiều loại gốm: Ong chúa, Ong bắp cày, vò vẽ, ong rừng,… Mỗi loại ong có nọc độc khác nhau, với các chất độc dưới đây:
- Melittin: Gây đau, tan máu đồng thời khiến tiểu cầu ngưng kết và phá hủy màng tế bào.
- Men phospholipase A2: Có khả năng làm tan hồng cầu.
- Peptide: Làm thoái hoá hạt trong bạch cầu ưa kiềm, giải phóng histamin gây sốc phản vệ với dị ứng.
- Men hyaluronidase: gây phân huỷ acid hyaluronic tổ chức liên kết trong cơ thể khiến cho nọc độc trong ong dễ phát tán ra khắp cơ thể nạn nhân.
- Chất apamine: gây độc với thần kinh, tác dụng đến tủy sống, làm tăng kích thích, co thắt cơ và co giật.
- Chất histamin, catecholamin, serotonin, kinin: Gây viêm, sưng, đau, thúc đẩy sự hấp thu các kháng nguyên trong nọc ong,…
Sau khi bị ong đốt thường bị đỏ, sưng nhẹ và ngứa ngáy. Triệu chứng này thường nặng dần, gây phù nề và nhức nhối. Tình trạng sưng đau này thường sẽ hết trong vài ngày. Nếu bị ong đốt ít và loài ong có nọc độc thấp thì tình trạng nhẹ tự khỏi.
Một số trường hợp bị ong đốt nguy hiểm: Bị đốt nhiều ở đầu, mặt cổ; bị loài ong có độc tính cao sẽ dễ gây biến chứng nặng như nổi ban, ngứa toàn thân, phù mặt, khó thở, hôn mê, sốc phản vệ, suy hô hấp…
Nghiêm trọng hơn, nạn nhân sẽ bị tổn thương thận cấp với triệu chứng nước tiểu màu nâu hoặc đỏ. Nhất là trẻ em và người lớn có sức đề kháng yếu, mẫn cảm với phấn hoa hay dị ứng với chất độc của loài ong đốt.
>>> Xem thêm: Cách sơ cứu khi trẻ bị co giật do sốt cao nhanh chóng
2. Hướng dẫn xử trí sơ cứu khi bị ong đốt đúng cách
Theo dân gian, sau khi bị ong đốt thì người dân thường lấy dầu gió thoa để bớt sưng, đau. Tuy nhiên, người nhà cần theo dõi một số biến chứng cấp tính như: Suy hô hấp, suy thận, sốc phản vệ,…
Dưới đây là cách sơ cứu khi bị ong đốt hạn chế biến chứng:
- Nạn nhân cần ra khỏi sớm vùng vị ong đốt. Đặt nạn nhân nằm yên, tránh cử động nhiều nhằm hạn chế nọc độc lan truyền trong cơ thể.
- Một số côn trùng khác khi đốt thường không để lại dấu vết, còn ong sẽ để lại kim với túi chứa nọc độc tại vị trí đốt.
Nếu thấy vòi chích trên bề mặt da thì bạn có thể lấy nhíp gắp nhẹ lấy kim ra. Tránh dùng tay kều hay chà xát, đè lên vết chích bởi nó sẽ khiến mũi kim dính vào da theo túi chứa nọc độc đi vào cơ thể.
Nạn nhân cần được lấy kim ra càng nhanh, càng tốt, tránh chất độc gây sưng, và gây nhức nhối nghiêm trọng hơn.
- Dùng nước sạch và xà phòng để rửa vết chích, sau đó dùng dung dịch sát trùng.
- Dùng khăn lạnh hoặc túi chườm đá lên vùng bị đốt giúp làm giảm đau, sưng,…
- Cho nạn nhân uống nhiều nước sẽ giúp thải bớt độc tố.
Theo khuyến cáo, tránh tuyệt đối không cho nạn nhân dùng thuốc hay vôi để bôi lên vết chích. Sau khi sơ cứu thì phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Nếu bệnh nhân xuất hiện phản ứng nặng tại vị trí chích, cần cho dùng thuốc kháng histamin và corticosteroid để chỉ định của bác sĩ.
3. Các trường hợp nên được sơ cứu khi bị ong đốt kịp thời
Người bị ong đốt những trường hợp dưới đây cần phải đưa đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức:
- Người bị ong đốt nhiều vị trí trên cơ thể, nhất là vùng đầu, mặt cổ.
- Người bị các loài ong đốt gồm ong bắp cày, ong vò vẽ,… bởi chúng có nọc độc mạnh, có thể biến chứng toàn thân. Nếu để lâu thì nọc độc càng thấm vào máu và gây nhức nhối.
- Nạn nhân bị đau nhức, khó thở nhiều, bị chuột rút, phù mặt, tiêu chảy và buồn nôn.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn sơ cứu cao huyết áp ngăn biến chứng hiệu quả
Khi bị ong đốt thì mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau. Tùy vào biểu hiện cơ thể có thể đánh giá mức độ tổn thương do ong đốt bao gồm:
- Mức độ1: Gây phản ứng tại vị trí đốt như sưng, đỏ, ngứa, nhức,… biến mất sau vài giờ mà không cần điều trị.
- Mức độ 2: Nạn nhân bị phù mạch, nổi mày đay toàn thân.
- Mức độ 3: Co thắt phế quản.
- Mức độ 4: Xảy ra tình trạng hạ huyết áp, ốc phản vệ và tổn thương nhiều cơ quan.
Tùy vào mức độ tổn thương do ong đốt và độ tuổi ở mỗi người sẽ được bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị khác nhau. Do vậy, nếu sau khi bị ong đốt thì nạn nhân không được chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Bài viết trên đây giúp bạn giải đáp thông tin về sơ cứu khi bị ong đốt an toàn và hiệu quả. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!