Sơ cứu cao huyết áp đúng cách có vai trò quan trọng làm giảm nguy cơ dẫn đến đột quỵ, đồng thời ngăn biến chứng tim mạch nguy hiểm khác. Đây là các bước làm quan trọng trước khi đưa đến bệnh viện chữa trị. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

1. Khi nào cần sơ cứu cao huyết áp?

Một vài trường hợp cao huyết áp đột ngột được coi là tình huống tăng huyết áp kịch phát và cần sơ cứu ngay lập tức. Đó là khi huyết áp tâm thu tăng lên 180mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 120mmHg.

Mỗi trường hợp người bệnh xuất hiện dấu hiệu tổn thương cơ quan bên trong bao gồm: đau lưng, đau tức ngực, khó thở, hoa mắt, tê yếu tay chân, nhìn mờ, đau đầu, chóng mặt, khó nói hoặc bất tỉnh…

Sơ cứu cao huyết áp như thế nào hiệu quả
Sơ cứu cao huyết áp như thế nào hiệu quả

Nếu không xuất hiện dấu hiệu tổn thương cơ quan thì người bệnh cần xử trí tại nhà theo hướng dẫn bên dưới. Còn nếu tổn thương cơ quan thì người bệnh cùng cần sơ cứu cao huyết áp tại nhà trước khi gọi xe cấp cứu đưa vào bệnh viện.

Việc chậm trễ điều trị có thể ảnh hưởng lớn tính mạng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp, mất trí nhớ, đột quỵ.

>>> Xem thêm: Phần nào dễ gây ngộ độc hoa đậu biếc và những lưu ý khi dùng loại hoa này

2. Hướng dẫn sơ cứu cao huyết áp theo từng trường hợp

2.1. Với người cao huyết áp triệu chứng nhẹ, tỉnh táo

Với bệnh nhân bị cao huyết áp mãn tính, đôi khi còn gặp tình trạng tăng huyết áp khẩn cấp, nghĩa là huyết áp tăng cao lên tới 180/120mmHg mà không xuất hiện biểu hiện tổn thương cơ quan đích.

Các triệu chứng thường gặp do tăng huyết áp là cảm thấy đau nhức cổ, gáy và choáng váng, chóng mặt và không thể đứng vững, vẫn còn khả năng nhận thức, tỉnh táo và nói chuyện được.

Trường hợp này, các bác sĩ tim mạch khuyên không nên xem nhẹ mà cho người bệnh nằm nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh kích động âm thanh, ánh sáng và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Tiếp theo, bạn có thể tiến hành đo huyết áp mỗi lần 15 phút, rồi liên hệ với bác sĩ để hướng dẫn dùng thuốc phù hợp. Trường hợp quên dùng thuốc huyết áp trong ngày thì cho người bệnh dùng thuốc sẽ mau chóng cải thiện, hiếm khi phải nhập viện điều trị.

2.2. Bệnh nhân bị bất tỉnh hoặc đột quỵ

Người bệnh tăng huyết áp đột ngột sẽ xảy ra những triệu chứng tổn thương não, gồm chóng mặt, xây xẩm mặt mày, thậm chí gây bất tỉnh. Một trong những cách cấp cứu huyết áp cao tại nhà là hãy để người bệnh nằm một chỗ và nghiêng sang một bên.

Đồng thời hãy nâng đầu người bệnh lên cao 30 độ để giảm tình trạng nôn mửa, trào ngược dạ dày và hít sặc vào phổi. Tránh việc lay gọi và di chuyển người bệnh sẽ dễ khiến cho bệnh tăng và dễ xảy ra đột quỵ hơn.

Tiếp theo hãy gọi xe cấp cứu để đưa người bệnh đến bệnh viện an toàn. Việc cấp cứu cao huyết áp tại nhà khi người bệnh đau tức ngực và khó thở.

Sơ cứu cao huyết áp trước khi đưa đi viện cấp cứu
Sơ cứu cao huyết áp trước khi đưa đi viện cấp cứu

Trường hợp tăng huyết áp đột ngột khiến cho người bệnh tổn thương tim, gây ra tình trạng suy tim cấp, nhồi máu cơ tim với các biểu hiện như khó thở, đau tức ngực, tay chân lạnh, vã mồ hôi.

Khi đó bạn hãy thực hiện các bước sơ cứu cao huyết áp bằng cách đặt bệnh nhân nằm yên một chỗ, tránh tiếng ồn. Tránh xoa bóp ngực và nắn bóp chân tay. Bên cạnh đó, hãy nới lỏng quần áo và gọi cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.

Ngoài những trường hợp trên thì người nhà nên mở rộng cửa, giải tán đám đông để tránh ồn ào, tạo không gian thoáng để bệnh nhân hít thở.

>>> Xem thêm: Những lưu ý quan trọng để tránh ngộ độc củ bình vôi 

3. Việc không nên làm khi sơ cứu cao huyết áp tại nhà:

  • Tránh để người bệnh nói chuyện nhiều sẽ gây kích thích và làm huyết áp tăng cao lên.
  • Với người bệnh có dấu hiệu đột quỵ thì tránh để họ ăn, uống bất cứ thứ gì, nhất là đồ uống có cồn hay cafe.
  • Không tự ý cho bệnh nhân uống thuốc mà không được sự cho phép của bác sĩ. Bởi việc dùng thuốc hạ huyết áp nhanh sẽ gây tổn thương cơ quan do giảm tưới máu đột ngột.
  • Sau khi sơ cứu thì hãy bình tĩnh đợi xe cấp cứu, tránh tác động vào người bệnh khiến cho tình trạng trở lên nghiêm trọng hơn. Tuyệt đối không được áp dụng những việc không có cơ sở khoa học hay chưa có chỉ định của bác sĩ.

Với chia sẻ trên đây giúp bạn nắm được cách sơ cứu cao huyết áp phòng ngừa cho bản thân và người nhà. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn sức khỏe!

By Hằng