Đối với một số người, giảm năng lượng hoặc calo tiêu thụ từ thực phẩm và đồ uống, khi kết hợp với hoạt động thể chất, là điều cần thiết để giữ gìn sức khoẻ và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Một cách để giảm lượng calo là sự thay thế đường bằng chất tạo ngọt calo thấp hoặc không chứa calorie.
Có nhiều người ủng hộ chất tạo ngọt và cho rằng phương tiện truyền thông có xu hướng báo cáo tiêu cực những vấn đề liên quan đến chất tạo ngọt. Họ cho rằng việc dùng chất tạo ngọt thay thế cho đường sẽ làm giảm lượng calorie và giúp duy trì cân nặng. Có nhiều hãng nước giải khát và hàng thực phẩm tung ra rất nhiều sản phẩm sử dụng chất tạo ngọt với lượng calorie thấp hoặc bằng 0 dành cho người tiểu đường và người ăn kiêng.
Chất tạo ngọt nhân tạo có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe
Trong các nghiên cứu trên động vật, các chất tạo ngọt nhân tạo trong thực phẩm sẽ khiến não bộ thèm đồ ngọt và muốn được nạp năng lượng nhiều hơn, theo như một kết quả nghiên cứu trên động vật tại Đại học Sydney. Kết quả này một lần nữa khẳng định rằng, các loại đồ ăn/thức uống không đường (sugar-free) có thể sẽ không có lợi như nhiều người vẫn nghĩ. Khi não bộ nghĩ rằng chúng ta sẽ chuẩn bị ăn đồ ngọt nhưng sau đó món đồ ăn lại không ngọt như sự mong đợi của não bộ thì sẽ kích thích cơn thèm đồ ngọt để thỏa mãn nhu cầu này. Khi bạn ngừng tiêu thụ các chất tạo ngọt nhân tạo, não bộ sẽ không “hi vọng” nữa, và do vậy, bạn cũng sẽ không thèm đồ ngọt nữa.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người không ủng hộ chất tạo ngọt là vì họ cảm thấy điều quan trọng là người tiêu dùng phải giảm bớt sự gắn bó với “vị ngọt”. Việc sử dụng quá nhiều chất tạo ngọt sẽ có ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, vì nó tạo ra “vị ngọt giả” và “không tự nhiên”.
Chất tạo ngọt nhân tạo có trong rất nhiều loại đồ ăn
Hai luồng ý kiến trái chiều gây ra khá nhiều tranh cãi xung quanh các chất tạo ngọt calorie thấp, hay chất tạo ngọt có an toàn với sức khoẻ hay không?
Nhưng những phát hiện gần đây của các nhà khoa học cho thấy chất làm ngọt nhân tạo hoặc các chất làm ngọt không dinh dưỡng có thể có những tác động tiêu cực lên sự chuyển hóa, vi khuẩn đường ruột và tăng nguy cơ béo phì. Do đó, những người sử dụng chất làm ngọt nhân tạo thay đường lâu nay vẫn nghĩ là chúng hoàn toàn đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe nhưng thật ra họ cũng có thể gặp nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim.
Hiện nay, có 5 loại chất làm ngọt nhân tạo đã được Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận sử dụng trên thị trường, đó là: Acesulfame kali, Aspartame, Saccharin, Sucralose, Stevia (từ cỏ ngọt). Mỗi loại đều có giới hạn về liều lượng sử dụng hàng ngày.
Vì vậy, người sử dụng hoàn toàn có thể tin tưởng vào mức độ an toàn khi sử dụng các chất tạo ngọt đã được FDA cấp phép với liểu lượng cho phép. Theo các nghiên cứu của những trường học như cao đẳng dược tphcm, đại học Y Hà Nội thì chất tạo ngọt khi đưa vào sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt về liệu lượng mới đảm bảo an toàn cho người dùng.