Bệnh dại là một chứng bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 100% nếu người bệnh không được tiêm phòng dại kịp thời. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chủ quan khi bị chó cắn, vậy bị chó cắn tiêm mấy mũi, bài viết sau đây giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Nội dung tóm tắt

Bị chó dại cắn có nguy hiểm không – bị chó cắn tiêm mấy mũi?

Bị chó dại cắn có nguy hiểm không?

Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus, nếu không tiêm huyết thanh kháng dại sau khi bị chó dại cắn thì tỉ lệ tử vong rất cao. Trên thế giới cứ mỗi 15 phút trôi qua thì lại có một người chết vì bệnh dại. Hàng năm, bệnh dại giết chết gần 60.000 người, chủ yếu là trẻ em ở các nước đang phát triển. Đây là thực tế đáng buồn khiến ta phải nhận định nghiêm túc về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Bị chó dại cắn thì tiêm mấy mũi
Bị chó dại cắn thì tiêm mấy mũi

Bài viết liên quan: bị chó cắn kiêng ăn gì

Tại Việt Nam, thống kê từ đầu năm 2019 đến nay thì trên cả nước đã có 16 ca tử vong vì bệnh dại và trên 170.765 người bị phơi nhiễm phải đi tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Trước đó, năm 2018 cả nước cũng có tới 103 người tử vong vì bệnh dại (tăng 29 trường hợp so với năm 2017). Đa phần nguyên nhân mắc bệnh là vì bị chó nhà nhiễm dại cắn, đa phần mọi người vẫn còn chủ quan vì là vật nuôi trong nhà nên không tiêm phòng đầy đủ.

Bị chó cắn phải tiêm phòng dại mấy mũi

Nếu bị chó cắn mà muốn tiêm phòng dại, có thể lựa chọn các phương án dưới đây:

Tiêm phòng bằng loại thuốc chế từ tế bào thận khỉ (vaccin Verorab).

Người bị chó cắn sẽ được tiêm 5 lần, tiêm bắp tại cơ delta ở cánh tay mỗi lần 1ml thuốc có chứa 2,5UI hoạt tính. Tiêm vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28.
Verorab có giá khoảng 170.000đ/liều 1ml với phác đồ tiêm trong da 0,1ml Verorab x 2 lần, mỗi lần 1 tay khác nhau vào các ngày 0, 3, 7, sau đó tiêm nhắc 0,1ml vào ngày 30 và 90.

Tiêm phòng bằng thuốc chế từ tế bào não chuột còn bú (vaccin Fuenzalida).

Người bị chó cắn được tiêm từ 4 – 6 lần, 2 ngày 1 lần, mỗi lần 0,2ml. Trẻ em 4 – 6 lần, mỗi lần 0,1ml, 2 ngày 1 lần, tiêm trong da.
Nếu vết cắn ở đầu, cổ, mặt, bộ phận sinh dục; nhiều vết cắn hoặc vết cắn sâu, nguy hiểm; niêm mạc bị chó nghi dại liếm; trẻ em tiếp xúc với siêu vi dại phải tiêm thêm huyết thanh kháng dại (SAR, serum antirabique). Liều dùng: 20 đơn vị/kg cơ thể (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh người) và 40 đơn vị/kg (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh ngựa).

Có phải cứ bị chó cắn là phải tiêm phòng dại?

Theo tiến sĩ Đinh Kim Xuyến – Phó chủ nhiệm Chương trình phòng chống bệnh dại – khuyến cáo: Khi bị súc vật nghi dại cắn, sơ cứu xong nên đến các điểm tiêm phòng dại để bác sĩ tư vấn. Bác sĩ sẽ đồng ý tiêm phòng trong những trường hợp:
Bị chó cắn nên đi tiêm phòng dại
Bị chó cắn nên đi tiêm phòng dại

Xem thêm: bị chó cắn chích ngừa ở đâu

– Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, bộ phận sinh dục, đầu chi dù có nhẹ cũng sẽ được tiêm phòng.
– Vết cắn sâu, nguy hiểm.
– Chó lạ cắn, không thể theo dõi được con vật.
– Khu vực bạn bị chó cắn có con vật bị dại.

Vắc xin phòng dại loại nào tốt?

Hiện nay, tại Việt Nam đang có 3 vacxin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành gồm vắc xin tiêm phòng Verorab (Pháp), Abhayrab và Indirab (Ấn Độ). Trong đó, vắc xin Verorab là vắc xin thế hệ mới, được sản xuất bởi Công ty Sanofi Pasteur (Pháp).

Trên thế giới, các nước tiên tiến đã bắt đầu sử dụng vắc xin phòng dại thế hệ mới Verorab từ năm 1985. Năm 2004, loại vắc xin nhập từ Pháp này đã được bộ Y tế cho triển khai rộng rãi tại tại điểm tiêm phòng ở Việt Nam. Đây là loại vacxin cấy trên tế bào Vero, có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả trẻ em và người lớn, trước hoặc sau khi tiếp xúc với động vật bị dại. Ưu điểm nổi bật của vắc xin Verorab là rất an toàn, hiệu quả bảo vệ cao, thời gian bảo vệ được 1 năm và không gây ra các bệnh lý não sau khi tiêm ngừa vì vậy được WHO khuyến cáo sử dụng.