Theo số liệu thống kê ở nước ta về nhân lực ngành Y Dược hiện nay đang là bài toán khó giải. Những nhân lực có trình độ Đại học, Cao đẳng lại đang khan hiếm.

Những con số “biết nói”

Dân số nước ta hiện nay ngày càng tăng, ước tính năm 2017 có hơn 90 triệu dân, nhưng tỷ lệ những người bác sĩ phục vụ chữa bệnh cho người dân khoảng 8 người/vạn dân, một con số thấp báo động và nước ta là một trong những nước trong khu vực có số lượng bác sĩ thấp nhất.

Dân số ngày một tăng cao, nhu cầu về khám chữa bệnh càng được nhân cao và đòi hỏi chất lượng phục vụ, tăng nguồn nhân lực ngành Y Dược  là bài toán khó bởi quá trình học tập và đào tạo một bác sĩ cần phải mất ít nhất 6 – 7 năm, chưa kể thời gian kiến tập tại bệnh viện trước khi trở thành bác sĩ thực thụ.Mặc dù nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành Y Dược nhưng sự phân bố nguồn nhân lực giữa các khu vực vẫn không đồng đều, tập trung cao ở các thành phố lớn, các khu trung tâm và thưa thớt, thiếu hụt nghiêm trọng ở những địa phương nhỏ, vùng sâu vùng xa, vùng núi. Trong khi đó, chất lượng đội ngũ cán bộ thuộc Bộ Y tế còn chưa cao, nhiều người chưa làm đúng vị trí chuyên môn của mình. Vấn đề cấp bách cần giải quyết cấp bách hiện nay là tăng đội ngũ nguồn nhân lực y tế về số lượng lẫn chất lượng.

Thiếu hụt nhân lực nghề Dược

Trong nhiều năm qua, Bộ LĐTB&XH cùng Bộ Y tế đã cố gắng tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên Y tế cho nhà nước. Trong những năm gần đây, tuy đã nguồn nhân lực đã được cải thiện đáng kế song tình trạng thiếu hụt trong ngành Y Dược vẫn cần phải tiếp tục khắc phục.

Trong số 10.000 dân mới có 8 nhân viên Y tế, tỉ lệ này thực sự là cực rất thấp so với nhu cầu khám và chăm sóc sức khỏe hiện nay. Trong số 8 nhân viên y tế bao gồm 7 Bác sĩ và 1 Dược sĩ, không thể đáp ứng nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, ý thức chăm sóc sức khỏe của người dân đã tăng cao hơn về mặt sử dụng thuốc. Thuốc không chỉ đơn thuần là để chữa bệnh, thuốc ở đây còn được người dân sử dụng như một cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thông qua các loại vắc-xin, thực phẩm chức năng… Ngoài ra, sự bùng nổ nhiều dịch bệnh mới, cũng khiến cho lượng Bác sĩ và Dược sĩ trong nước thiếu hụt trầm trọng, cần phải bổ sung nhân lực vào ngành y dược, đây chính là điều vô cùng quan trọng và cấp bách hiện nay.

Học để trở thành Dược sĩ

Cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong ngành Y Dược

Mặc dù tỉ lệ các nhân viên Y tế thấp, thế nhưng trong các khu vực, tại những thành phố lớn trong cả nước các phòng khám tư nhân lớn nhỏ mọc lên rất nhiều. Những phòng khám tư với dịch vụ tốt, thiết bị vô cùng hiện đại đã thu hút sự chú ý của cộng đồng. Do đó, ngành Dược sĩ, Điều dưỡng hay Kỹ thuật viên Xét nghiệm… luôn thu hút được sự quan tâm của những người yêu thích lĩnh vực Y Dược, với mức lương cao, chế độ tốt, đây chính là sức hút đối với những sinh viên mới ra trường.

Hiện nay, chỉ tiêu ngành Y Dược đã tăng lên rất nhiều so với những năm trước, tuy nhiên thời gian đào tạo y dược khá dài. Hệ đào tạo Đại học từ 5 tới 6 năm như trường Học viên y học cổ truyền, Đại học Y Hà Nội… hệ các trường Cao đẳng Dược cũng phải trong 3 năm, đó là chưa tính thời gian thực tập, và thời gian trau dồi kinh nghiệm.