sơ cứu bỏng

Bỏng là một tai nạn phổ biến thường gặp hàng ngày. Để tránh vết thương nghiêm trọng và để lại sẹo, bạn cần nắm được cách sơ cứu và điều trị đúng cách. Vậy sơ cứu bỏng như thế nào?

Nội dung tóm tắt

Bỏng và những điều cần biết

Để có thể sơ cứu và điều trị đúng cách, bạn cần nắm sơ lược về loại tai nạn thường gặp này. Bỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát hay bức xạ. Hầu hết bỏng là do nhiệt nóng từ chất lỏng, chất rắn, hoặc chất cháy.

Theo những bác sĩ chuyên môn, việc điều trị bỏng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng. Với những vết bỏng ở bề mặt da có thể sử dụng thuốc giảm đau đơn thuần. Tuy nhiên, với những vết bỏng lớn và có diện tích rộng, cần phải điều trị kéo dài tại những trung tâm chuyên về bỏng. Chính vì thế, việc xác định mức độ vết bỏng để điều trị kịp thời vô cùng quan trọng.

Sơ cứu bỏng đúng cách tránh để lại sẹo và những điều cần biết

Việc điều trị bỏng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng

Bỏng được chia thành 3 mức độ khác nhau. Cụ thể như sau:

Ở mức độ 1, nạn nhân bị đỏ, đau, sưng nhẹ, vết bỏng trở thành màu trắng khi ấn lên và da trên vết bỏng thường lột sau 1-2 ngày.

Ở mức độ 2, vết bỏng dày hơn, da rất đỏ, sưng nhiều, loang lổ, nạn nhân cảm thấy rất đau và xuất hiện mụn nước trên da.

Ở mức độ 3 cũng là mức độ nặng nhất, bỏng diễn ra trên vùng rộng, gây tổn thương cho tất cả các lớp da, da chuyển màu trắng hoặc cháy xém. Vết bỏng có thể đau rất ít, thậm chí không đau do dây thần kinh và mô da bị tổn thương.

>>> Tham khảo thêm: Mơ bị chó cắn là điềm gì? Mơ bị chó cắn vào tay tốt hay xấu?

Một số cách sơ cứu bỏng đơn giản cần biết

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây bỏng. Tùy từng trường hợp và mức độ bỏng khác nhau mà có những cách sơ cứu vết bỏng khác nhau.

Hướng dẫn sơ cứu bỏng nước sôi

Theo chuyên gia cứu chữa bỏng, bỏng nước sôi là một hình thức bỏng nhiệt. Thực hiện sơ cứu kịp thời sẽ hạn chế mức độ nặng, điều trị hiệu quả hơn. Cụ thể:

Đầu tiên cần cách ly nạn nhân ra khỏi nước sôi nhanh nhất có thể. Trường hợp vùng bỏng lớn, hoặc có quần áo thì tuyệt đối không cởi vì có thể bị lột da.

Tiếp đó ngâm vùng bỏng vào nước, hoặc dưới vòi nước chảy tới khi đau đớn dịu bớt thì có thể bôi thuốc mỡ đặc trị bỏng. Băng bó vết thương bằng gạc vaseline, gạc vô trùng hoặc vải sạch không có lông tơ ,quấn lỏng để không gây áp lực lên vùng bỏng. Nếu không có băng thì tránh đụng chạm vùng da bị bỏng.

Sau khi sơ cứu vết bỏng, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Bỏng hóa chất điều trị như thế nào?

Trường hợp bỏng hóa chất, cần tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất. Khi tháo phải lưu ý không sử dụng tay trần. Rửa ngay, rửa liên tục bằng nước càng nhiều càng tốt, nếu không các tổ chức ở vùng bỏng sẽ bị hoại tử hoàn toàn.

Sơ cứu bỏng đúng cách tránh để lại sẹo và những điều cần biết

Với mỗi trường hợp bỏng khác nhau sẽ có cách sơ cứu khác nhau

Nếu nguyên nhân gây bỏng là do acid thì rửa vết bỏng bằng nước có pha bicarbonat như: dung dịch Natri bicacbonat 10-20%, nước xà phòng, nước vôi nhì 5%. Trường hợp bỏnglà do kiềm thì trung hòa bằng axit axetic 6%, dung dịch amoniclorua (NH4Cl) 5%, axit boric; nếu không có dung dịch trên dùng nước dấm, nước chanh, nước đường 20%.

Nếu vết bỏng chảy nhiều máu thì phải xử trí như một vết thương chảy máu sau đó chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở điều trị.

Với những trường hợp bỏng điện

 Ðiện giật có thể gây bỏng rất sâu, một số bệnh nhân bị bỏng điện thì cơ thể cũng bị ngừng tim do dòng diện đánh vào tim. Vì thế cần phải tiến hành cấp cứu ngừng tim ngay nếu nạn nhân bị ngừng tim rồi mới sơ cứu vết bỏng sau. Nhưng trước khi tiến hành sơ cứu phải:

 Ngắt điện, nếu không thể ngắt điện được thì phải gỡ nạn nhân ra khỏi sự tiếp xúc với điện (phải dùng vật cách điện: cao su, gậy gỗ khô để gỡ hoặc kéo nạn nhân). Sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, phải để nạn nhân nằm ngay tại chỗ trên một nền cứng, ấn ngực và hô hấp nhân tạo. Khi nào tim đập lại mới đưa đi cấp cứu.

Cách sơ cứu bỏng lửa

Dập lửa cần dùng nước hoặc cát, chăn, vải dày… nhúng nước mới tắt. Tuyệt đối không dùng vải nhựa, vải có ni lông… vì lửa dễ bén. Tiếp đó cởi bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ. Làm mát ngay vùng bỏng để dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu, sạch vùng bỏng, rồi băng lại.

Trên đây là một số cách sơ cứu bỏng. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn sơ nắm được cách sơ cứu hiệu quả khi bị bỏng.