Chảy máu cam là tình trạng vô cùng phổ biến. Nó gây ra nhiều phiền toái và khó chịu. Tuy nhiên, phần lớn hiện tượng này thường không phải vấn đề bệnh lý. Dưới đây là hướng dẫn cách sơ cứu chảy máu cam tại nhà. Mời các bạn tham khảo nhé!

Nội dung tóm tắt

Chảy máu cam là gì?

Mũi đảm nhận nhiều chức năng sinh lý rất quan trọng như hô hấp (làm ấm, làm ẩm và làm sạch không khí trước khi hít vào phổi), bảo vệ, ngửi và phát âm. Chính vì vậy, mũi được cấp máu rất dồi dào từ cả hệ thống động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài.

Chảy máu cam là gì?
Chảy máu cam là gì?

Đọc thêm: sơ cứu vết bỏng

Chảy máu cam là tình trạng máu chảy ra từ hốc mũi và các xoang cạnh mũi. Đây là một trong những tình trạng cấp cứu về tai mũi họng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ 1/200 lượt khám cấp cứu.

Ước tính khoảng 60% dân số có ít nhất một lần chảy máu mũi trong đời. Đặc biệt, hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ em 2-10 tuổi và người già 50-80 tuổi. Chảy máu cam không phải bệnh mà là biểu hiện của nhiều rối loạn khác nhau.

Nguyên nhân gây ra chảy máu cam

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi xảy ra khi các mạch máu mũi bị tổn thương. Tổn thương này dẫn đến máu chảy ra từ bên trong mũi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đếm chảy máu cam, mời các bạn tham khảo ngay dưới đây:

  • Viêm đường hô hấp.
  • Dị vật: khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở.
  • Chấn thương mạnh do va đập trực tiếp vào mũi.
  • Các bệnh do rối loạn đông máu hoặc cao huyết áp.
  • Không khí khô, độ ẩm thấp.
  • Do các tổn thương nhẹ (ngoáy mũi, trầy xước mũi).
  • Lệch vách ngăn mũi.
  • Một số trường hợp không rõ nguyên nhân, đột ngột tự chảy và tự dứt.

Triệu chứng của chảy máu cam

Triệu chứng của chảy máu cam
Triệu chứng của chảy máu cam

Xem thêm về: cách sơ cứu bỏng do axit

Rất dễ để nhận biết chảy máu cam. Người bệnh thấy máu chảy ra từ cửa mũi trước hoặc khạc ra máu. Chảy máu mũi thường được phân loại theo mức độ và vị trí như sau:

– Theo mức độ chảy máu:

  • Chảy máu mũi nhẹ: chảy máu nhỏ giọt và có xu hướng tự cầm. Thường do chảy máu từ điểm mạch mũi trước (điểm mạch Kiesselbach) nên toàn trạng người bệnh tốt.
  • Chảy máu mũi vừa: máu chảy thành dòng đỏ tươi, tràn ra mũi trước hay xuống họng, có xu hướng kéo dài. Toàn thân ít ảnh hưởng.
  • Chảy máu mũi nặng: thường do vỡ các mạch lớn, mức độ mất máu nhiều, chảy kéo dài, tái diễn nhiều lần. Toàn trạng ảnh hưởng rõ (mạch nhanh, huyết áp hạ, vã mồ hôi, mặt tái nhợt).

– Theo vị trí chảy máu:

  • Chảy máu mũi trước (tỷ lệ 80-90%): ở tư thế ngồi máu chảy ra lỗ mũi trước, thường gặp chảy máu ở điểm mạch Kiesselbach. Hiện tượng này gặp nhiều ở người trẻ và dễ kiểm soát.
  • Chảy máu mũi sau (tỷ lệ 10-20%): ở tư thế ngồi máu không chảy qua lỗ mũi trước mà chảy ra cửa mũi sau xuống họng. Thường gặp chảy máu do cao huyết áp ở người lớn tuổi, chảy máu do u xơ vòm mũi họng, ung thư vòm mũi họng… khó kiểm soát.

Cách xơ cứu chảy máu cam tại nhà

Cách xơ cứu chảy máu cam tại nhà
Cách xơ cứu chảy máu cam tại nhà
  • Bước 1: Hãy bình tĩnh tìm 1 chỗ bằng phẳng để ngồi xuống.
  • Bước 2: Hơi cúi đầu về phía trước và dùng ngón tay ấn chặt phần cánh mũi đang chảy máu. Nếu chỉ chảy 1 bên và cố định ít nhất 30 giây.
  • Bước 3: Dùng khăn giấy, bông sạch thấm phần máu chảy ra. Lưu ý tuyệt đối không đưa sâu vào trong mũi.

Nếu sau 10-15 phút, máu vẫn không ngừng chảy thì bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế ngay lập tức để được xử lí kịp thời nhé!

Khi máu đã ngừng chảy, bạn có thể đặt một túi đá nhỏ trên mũi để giảm đau và sưng. Tuyệt đối không ngoáy hay xì mũi trong vài giờ sau khi chảy máu cam. Tránh các chất kích thích như khói thuốc lá cho đến khi vết thương lành hẳn.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách sơ cứu chảy máu cam tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Chảy máu cam là triệu chứng thường gặp và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị chảy máu cam, trước hết bạn cần sơ cứu, cầm máu tại nhà hoặc tại cơ sở y tế. Khi có bất cứ dấu hiệu nào cảnh báo chảy máu cam có liên quan đến các bệnh lý huyết học, bạn cần đến các chuyên khoa huyết học để được khám và được tư vấn kịp thời nhé!