Ngộ độc rượu thường xảy ra với những người nghiện rượu. Ngộ độc rượu cấp tính thường phải nhập viện do uống quá nhiều rượu hoặc uống phải rượu giả, rượu kém chất lượng được pha chế từ cồn công nghiệp chứa độc tố Methanol quá hàm lượng cho phép.
Nội dung tóm tắt
Ngộ độc rượu là gì?
Ngộ độc rượu thường là do uống quá nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ như với nồng độ từ 80-100mg rượu trong 100ml máu được coi là ngộ độc rượu và không đủ năng lực để lái xe. Bạn càng uống nhiều, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn, nguy cơ ngộ độc rượu càng cao.
Ngộ độc rượu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: nghẹt thở, ngừng thở, mất nước nghiêm trọng, động kinh, hạ thân nhiệt, nhịp tim không đều, tổn thương não, thậm chí là tử vong. Vì vậy, nhằm tránh ngộ độc rượu, giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm, mỗi người hãy trang bị cho mình những kiến thức về sơ cứu và điều trị ngộ độc rượu.
Tìm hiểu thêm: Ngộ độc Paracetamol
Biểu hiện của ngộ độc rượu
Có hai loại, ngộ độc xảy ra với những người nghiện rượu. Ngộ độc cấp tính thường phải nhập viện do uống quá nhiều rượu hoặc uống phải rượu giả, rượu kém chất lượng được pha chế từ cồn công nghiệp chứa độc tố Methanol gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần mức cho phép (vì chất hóa học Methanol độc hại này chỉ được dùng trong công nghiệp như chế biến sơn, đánh bóng đồ gỗ…).
Với ngộ độc rượu Ethanol, triệu chứng từ nhẹ (hưng cảm, mất điều hòa, giảm khả năng phán xét, kích thích, hung hãn) đến nặng (hôn mê, thở yếu hoặc ngừng thở, sặc phổi, hạ thân nhiệt, tụt huyết áp), biến chứng hạ đường huyết. Với ngộ độc rượu pha chế có Methanol, lúc đầu biểu hiện giống ngộ độc Ethanol, sau đó là giai đoạn ngộ độc thực sự (thường khoảng 8 giờ sau uống nếu là Methanol đơn thuần, nhưng thường trong rượu uống có cả Ethanol nên biểu hiện có thể chậm 18 – 24 giờ sau hoặc lâu hơn): thở nhanh, sâu, rối loạn về nhìn (nhìn mờ, nhìn đôi, nhìn thấy các đốm, thu hẹp thị trường, mù), nếu nặng đồng tử giãn, mạch nhanh, tụt huyết áp, co giật, đái ít hoặc vô niệu và có thể tử vong.
Nói chung, ngộ độc rượu thường xuất hiện các triệu chứng như giảm và mất khả năng vận động tự chủ, không điều khiển được hành vi, nói líu lưỡi,… Khi cơ thể không còn chuyển hóa được, rượu uống vào sẽ bị nôn ra. Những trường hợp ngộ độc quá nặng, rượu sẽ ức chế trung tâm hô hấp và gây ngừng thở.
Cách sử lý khi ngộ độc rượu
Xem thêm: Sơ cứu khi bị bỏng dầu ăn
Đưa đến cơ sở y tế gần nhất
Các loại ngộ độc nói chung và ngộ độc rượu thường rất nguy hiểm đến tính mạng của người mắc phải nếu không có các biện pháp y tế can thiệp kịp thời. Vậy nên, dù nặng hay nhẹ, nếu phát hiện người bị ngộ độc có các triệu chứng đã nêu rõ phía trên cần được nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được đội ngũ các bác sĩ có chuyên môn xử lý kịp thời, ngăn chặn các biến chứng phức tạp khác xảy ra.
Uống nhiều nước và giữ ấm cơ thể
Trường hợp chưa kịp đưa người bị ngộ độc đến các cơ sở y tế bạn có thể xử trí sơ cứu bằng cách cho họ nằm trên giường, giữ ấm tối đa thay vì để họ nằm dưới đất hay những chỗ gió lạnh.
Cho ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa
Đối với những nạn nhân bị ngộ độc rượu, sau khi đã giảm các triệu chứng nguy hiểm, bạn cũng không nên chủ quan để nạn nhân nằm một mình vì rượu có thể tiếp tục ngấm vào máu và gây các biến chứng khó lường.
Không sử dụng các loại thuốc giải rượu, chống nôn
Khi bị ngộ độc rượu tuyệt đối không cho nạn nhân dùng các loại thuốc giải rượu, thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, mật ong hoặc chích lể vì có hại hơn là có lợi và dễ khiến nạn nhân bị nhiễm trùng.
Trên đây là những thông tin về ngộ độc rượu triệu chứng, cách xử trí và phòng chống ngộ độc rượu, hy vọng sẽ giúp bạn có được cái nhìn trực quan hơn. Hãy luôn làm chủ chính mình trước bia rượu để bảo vệ sức khỏe bạn nhé!