Viêm da dị ứng là căn bệnh phổ biến về da hiện nay. Tuy không quá nguy hại đến sức khỏe nhưng viêm da dị ứng lại gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh cũng như ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Để bạn có thể hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị, bài viết dưới đây xin chia sẻ những điều cần biết về viêm da dị ứng.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng

Theo những chuyên gia da liễu, bệnh viêm da dị ứng thường có nguyên nhân khác nhau vì thế rất khó để xác định một cách rõ ràng đâu là nguyên nhân gây bệnh. Viêm da dị ứng xuất hiện khi da tiếp xúc trực tiếp với những dị nguyên.

Viêm da dị ứng tiếp xúc có thể xuất hiện trong trường hơp người bệnh tiếp xúc với một sản phẩm mới hoặc sau khi sử dụng một sản phẩm nhiều tháng hoặc nhiều năm. Bên cạnh đó, những nghiên cứu  còn xác định được độc tố cây thường xuân, cây sồi và cây sơn có chứa một loại dầu tên là urushiol gây dị ứng.  Đây là nguyên nhân gây viêm da dị ứng tiếp xúc thường gặp nhất.

Một số nguyên nhân thường gặp khác bao gồm nickel trong trang sức, nước hoa và mỹ phẩm, các thành phần của cao su, sơn móng tay và các hóa chất trong giày dép.Bệnh cũng có thể do một số thuốc gây nên, bao gồm thuốc bôi hydrocortisone, thuốc bôi kháng sinh, benzocaine và trimerosal.

Cách nhận biết viêm da dị ứng

Triệu chứng của viêm da dị ứng thể hiện ngay trên bề mặt của vùng da tiếp xúc, bao gồm ngứa rất nhiều và nổi mụn trên nền da đỏ. Mụn có thể phồng lên đối với những trường hợp nặng. Thông thường, mụn sẽ giời hạn trong vùng da tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên nhưng nó cũng có thể lây lan sang những vùng da khác của cơ thể nếu dị nguyên được đưa từ nơi này đến nơi khác qua tay. Chính vì thế bạn cần rửa sạch  dị nguyên với xà phòng và nước có thể ngăn chặn mụn lan rộng.

Phương pháp điều trị viêm da dị ứng

Để có thể giảm thiểu những triệu chứng trong thời gian này và giúp kiểm soát triệu chứng ở những bệnh nhân bị viêm da dị ứng tiếp xúc mạn tính. Bạn cần tìm ra và ngừng ngay việc tiếp xúc với dị nguyên.

Đồng thời, có thể sử dụng một số phương pháp dưới đây:

Tắm bằng bột yến mạch hay dưỡng da nhẹ nhàng bằng kem như kem calamine có thể làm giảm triệu chứng trong các trường hợp nhẹ. Những chuyên gia của trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho rằng: Corticosteroid bôi ngoài da có thể được khuyến cáo cho những trường hợp nhẹ đến trung bình. Kem và mỡ steroid có sẵn với độ mạnh khác nhau loại nhẹ nhất có sẵn tại Mỹ mà không cần kê đơn là kem hydrocortisone 1%. Đối với những loại mạnh hơn yêu cầu phải được kê đơn.

Trong những trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc nặng, có thể dùng corticoid dạng uống trong thời gian ngắn để kiểm soát triệu chứng. Chú ý  tránh sử dụng thuốc kháng histamin dạng bôi ngoài da. Nếu bệnh nhân ngứa nhiều, có thể dùng một đợt thuốc uống kháng histamin theo chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng

Theo nhưng tin tức sức khỏe, để rút ngắn thời gian điều trị viêm da dị ứng, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị như trên da thì bạn nên áp dụng một số cách phòng ngừa bệnh xuất hiện cũng như hỗ trợ điều trị bệnh bằng các cách như hạn chế tiếp xúc với hóa chất, giữ ấm trong thời tiết lạnh, hạn chế sử dụng mỹ phẩm vì những loại mỹ phẩm thường có chứa các chất kích ứng gây da bị dị ứng, vì thể khi sử dụng mỹ phẩm cần dùng thử trước khi áp dụng. Bạn cũng nên chú ý những món ăn dễ gây dị ứng như hải sản, tôm cua, ghẹ, thịt bò, thịt đỏ…