Sơ cứu cầm máu là việc làm quan trọng, bởi tình trạng chảy máu nhiều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sơ cứu cầm máu chuẩn Y khoa và rất dễ thực hiện.
Trong Y Khoa có 2 dạng chảy máu trong và chảy máu ngoài. Mỗi dạng sẽ có cách sơ cứu cầm máu khác nhau, nếu không biết cách có thể gây biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nội dung tóm tắt
1. Sơ cứu cầm máu: Trường hợp chảy máu ngoài
Chảy máu ngoài là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ trường hợp nào.
1.1. Cách nhận biết chảy máu ngoài
Tình trạng chảy máu ngoài dễ nhận biết, có thể do bạn sơ ý bị vết cắt tay, da bị trầy xước do va quệt. Tình trạng đó vô tình làm tổn thương các mạch máu dưới da gây chảy máu. Một số trường hợp, chảy máu cũng có lợi bởi sẽ làm sạch vết thương, nhưng nếu cơ thể mất máu nhiều sẽ bị sốc.
Bằng mắt thường thì bạn không thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết thương hay vết cắt bởi lượng máu chảy ra. Có một vài thương tích nghiêm trọng nhưng máu ra ít. Trong khi đó, vết cắt trên mặt, miệng, hay đầu sẽ ra nhiều máu vì vùng này chứa nhiều mạch máu.
>>> Bạn có biết: Hướng dẫn cách sơ cứu chảy máu cam tại nhà
1.2. Nguyên tắc sơ cứu vết thương chảy máu ngoài
1.2.1. Trường hợp vết thương nhẹ chảy máu ít:
Một số va chạm nhẹ như vết thương từ kim may, dao cạo có thể dẫn đến tình trạng chảy máu. Dù là vết thương nhẹ nhưng bạn vẫn nên tiến hành sơ cứu cầm máu. Dùng băng cá nhân đã được khử trùng và tuýp thuốc neosporin có tác dụng điều trị vết thương nhẹ và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
Nguyên tắc sơ cứu vết thương chảy máu:
- Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi sơ cứu chảy máu.
- Dùng nước sạch để rửa vết thương, hoặc rửa dưới vòi nước máy.
- Với vết thương nhẹ như xước da rỉ máu thì có thể để hở cho nhanh khô. Còn nếu máu chảy nhiều thì dùng miếng gạc đặt lên vết thương, sau đó băng lại rồi lấy băng keo dính lại.
Lưu ý: Không nên chủ quan với vết thương nhỏ, như vết cắt đôi khi có thể ảnh hưởng tới các mạch máu. Trường hợp máu vẫn chảy sau 20 phút thì nên đến bệnh viện để được xử lý.
1.2.2. Trường hợp vết thương chảy máu khẩn cấp
Vết thương từ vật nhọn đâm hay vết thương bị chảy máu liên tục từ 15 đến 20 phút sau khi sơ cứu thì đều là trường hợp chảy máu khẩn cấp.
Với những ai bị chảy máu nhiều thì cần chú ý đến triệu chứng của sốc. Nhất là những ai có dấu hiệu da lạnh, sưng, nhịp tim yếu và mất ý thức thì khả năng cao nạn nhân đang bị sốc vì mất nhiều máu.
Có trường hợp chảy máu mức trung bình nhưng vẫn khiến người cảm thấy lâng lâng và buồn nôn.
Nguyên tắc sơ cứu khi bị chảy máu:
- Trước và sau sơ cứu khi chảy máu cần rửa tay sạch sẽ.
- Xác định nơi chảy máu để có phương pháp xử lý kịp thời.
- Dùng ngón tay để ép chặt lên 2 mép vết thương từ 5 – 10 phút để cầm máu.
- Đặt nạn nhân nằm xuống. Với những vết thương ở tay, chân thì gác tay lên cao hơn tim, đồng thời dùng tay bạn để ép chặt vết thương. Cách này giúp máu được lưu thông đến các cơ quan quan trọng khi chờ đợi sự giúp đỡ.
- Dùng băng gạc sạch để phủ vết thương rồi băng lại, tránh băng quá chặt sẽ làm tắc nghẽn lưu thông máu.
- Trường hợp thấy máu còn chảy thấm qua bạc gạc thì dùng thêm miếng nữa rồi băng phủ lên, tránh tháo lớp băng đầu ra.
- Khi băng ở các chi thì phải thường xuyên kiểm tra các ngón xem da có hồng và ấm không. Trường hợp da lạnh, tím tái thì phải nới lỏng để máu lưu thông.
- Nạn nhân nếu xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, lạnh, xanh tái, mồ hôi ra nhiều thì có thể bị sốc và phải dùng chống sốc.
2. Sơ cứu khi chảy máu: Sơ cứu chảy máu trong
Chảy máu trong là tình trạng máu chảy bên trong không quan sát được bằng mất thường.
2.1. Cách nhận biết chảy máu trong
Tình trạng chảy máu trong thường khó phát hiện hơn, tuy nhiên để lại những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Khi xảy ra tai nạn thì trước tiên bạn phải xác định xem nạn nhân có bị chảy máu trong hay không để kịp thời xử lý.
Biểu hiện xuất huyết trong gồm: nôn ói và có đờm… Với vết thương tại bụng và ngực sẽ khá nghiêm trọng bởi cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng, gây ra chảy máu trong và sốc. Tình trạng này được coi là trường hợp khẩn cấp, cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để xử lý kịp thời …
>>> Tham khảo thêm: Kinh nghiệm sơ cứu nhồi máu cơ tim tại nhà ai cũng cần biết
2.2. Nguyên tắc sơ cứu vết thương chảy máu trong
Trường hợp chảy máu trong cần được để bệnh nhân ở tư thế thoải mái, tránh di chuyển gây đụng chạm đến vết thương. Tránh dùng thuốc hay sát trùng lên vết thương mà hãy đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để tránh biến chứng.
Chảy máu trong cực kỳ nguy hiểm, bạn khó xác định được mức độ nghiêm trọng. Một số trường hợp không nên thực hiện sơ cứu nào khi chảy máu cả.
Sau khi cầm máu và băng bó thì bạn phải đảm bảo vết thương đang lành lại và tránh bị nhiễm trùng. Nên đi khám nếu thấy triệu chứng sốt, chảy mủ, máu…
Bài viết trên đây giúp bạn nắm được cách sơ cứu cầm máu an toàn và hiệu quả trong các trường hợp bị thương. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để tiếp tục nắm được kiến thức chăm sóc người bệnh tốt nhất. Chúc bạn sức khỏe!